Đây nói về đức vua và hoàng
hậu, từ khi mất tòa lâu đài và công chúa thì thương nhớ con vô cùng, ngày đêm
giọt lệ tuôn rơi. Hàng ngày, vua đứng bên cửa sổ nhìn ra khu đất trước hoàng
thành, lòng càng ủ dột và nỗi nhớ mong càng tăng thêm.
Hôm đó, đức vua vừa ra đứng
ở bao lơn để nhìn khu đất trống và tưởng nhớ đến con thì ngài bỗng ngạc nhiên
sửng sốt.
Kìa!... Một tòa lâu đài sừng
sững hiện ra trước tầm mắt vua. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là tòa lâu đài của
phò mã A-La-Đanh.
Đức vua vội truyền cho quân
hầu dắt ngựa tới rồi ngài dong cương tới thẳng lâu đài.
A-La-Đanh được tin vội vã ra
nghênh tiếp vua ngoài cổng.
Vua hối hả hỏi:
- Công chúa đâu rồi?
A-La-Đanh quì tâu:
- Tâu phụ vương, chúng con
thật có lỗi lớn, để phụ vương phải phiền lòng ra thăm hỏi.
Vua gạt đi:
- Ta chưa cần bàn chuyện bây
giờ. Ta cần gặp con gái ta trước đã.
A-La-Đanh vội dẫn vua vào
phòng khách gặp công chúa. Hai cha con hội ngộ, vui mừng đến rơi lệ.
Sau đó, A-La-Đanh và công
chúa cùng nhau thuật lại mọi chuyện xẩy ra cho đức vua nghe. Rồi A-La-Đanh dẫn
vua vào xem xác tên phù thủy nằm chết trong phòng tiệc. Vua truyền cho gia nhân
mang xác bỏ ra ngoài đồng cho quạ tha, chim mổ.
Trở về cung, vua truyền lệnh
cho dân chúng mở đại hội mừng ngày công chúa và phò mã tái hợp.
Từ đây, đời A-La-Đanh tưởng
là sẽ được sống trong yên ấm.
Không ngờ, vừa thoát tai kia
đã tới nạn nọ.
Nguyên tên phù thủy mà
A-La-Đanh đã giết đi, hắn còn một người em có yêu thuật tài giỏi hơn anh. Tính
tình tên này lại độc ác hơn anh nhiều. Tuy hai anh em không chung sống, nhưng
họ có một ước hẹn với nhau. Cứ mỗi năm, vào đúng ngày đã ấn định, dù hai người
ở chân trời góc biển nào, thì họ cũng giở quẻ ra bói để biết rõ về công việc
của nhau, và xem người nọ có cần người kia giúp gì không?
Bữa đó, đúng ước hẹn hàng
năm, tên phù thủy em mang quẻ ra bói, nhưng hắn thất kinh vì thấy quẻ bói nói
rằng anh hắn đã chết vì tay một kẻ hiện đang làm phò mã nước Trung Hoa.
Phù thủy em uất hận sôi máu,
ngửa mặt lên trời thề độc rằng sẽ trả mối thù cho anh.
Hắn liền thu xếp hành lý lên
đường ngay tức khắc.
Qua sông, vượt núi, đường đi
dù khó khăn hiểm trở nhưng hắn vẫn không sờn lòng.
Rồi tên phù thủy tới kinh đô
nước Trung Hoa. Ngày ngày, hắn đi dạo khắp nơi, tìm kế để phục thù.
Một ngày kia, tên phù thủy
đang ngồi trong quán rượu bỗng thấy hai người dân bàn tán về chuyện một bà đồng
bóng nhân từ, chuyên ban ơn cho kẻ khác. Bà ta tên là Cao Lãnh. Tức thì tên phù
thủy đến làm quen với hai người nọ và hỏi chuyện.
Một người nói:
- Bà ta là một người có
nhiều phép lạ, ai cũng phải kính nể.
Tên phù thủy hỏi:
- Vậy hiện nay bà ta ở đâu
và có hay ra phố không?
Người kia vừa thong thả uống
rượu vừa nói:
- Ngày thứ năm và thứ bảy
thì bà ta đóng cửa ở miếu, còn những ngày khác thì bà ta mở cửa ra ngoài, đi
khắp nơi để ban phúc cho mọi người. Bất cứ người nào bị ốm đau hoặc nhức đầu,
chỉ cần bà ta xoa tay lên đầu là khỏi tức thì.
Được biết như vậy, tên phù
thủy để ý đến từng cử chỉ, dáng đi và lời nói của bà ta thật kỹ càng. Sau đó,
hắn ra về.
Tới tối, tên phù thủy lần mò
tới ngôi miếu nơi bà đồng bóng ở, rồi hắn nhẹ nhàng cạy cửa lẻn vào.
Bà đồng bóng lúc đó đang ngủ
trên chiếc sập kê ngay phía dưới bàn thờ. Tên phù thủy rút con dao găm ở thắt
lưng ra, kề vào cổ rồi đánh thức bà ta dậy, bảo:
- Hãy nằm im đừng la. Nếu
trái lời ta sẽ giết chết.
Bà lão hoảng sợ run bần bật.
Tên phù thủy ra lệnh:
- Hãy ngồi dậy và đổi cho ta
bộ quần áo ngươi đang mặc.
Bà đồng phải làm theo lời
tên phù thủy. Rồi tên phù thủy lấy bộ quần áo mặc vào người đồng thời bảo bà
đồng dùng phẩm kẻ lên mặt hắn cho giống nét mặt bà.
Sau đó, tên phù thủy lấy
chiếc mũ mà bà đồng vẫn đội, chụp lên đầu , đeo xâu chuỗi dài vào cổ. Hắn đứng
trước gương soi thấy đã giống hệt như bà đồng.
Rồi bất ngờ, tên phù thủy
đâm một nhát dao găm vào bụng bà đồng làm bà ngã lăn ra đất chết tươi. Tên phù
thủy vội kéo xác bà ta chôn sau miếu.
Ngày hôm sau, tên phù thủy
đội lốt bà Cao Lãnh bước ra phố. Dân chúng bu lại rất đông để chờ bà ta chữa
bệnh giùm.
Tên phù thủy đi thẳng tới
lâu đài, nơi công chúa ở. Dân chúng vẫn đi theo hắn ta mỗi lúc một đông.
Công chúa đứng trên bao lơn
thấy đám đông thì ngạc nhiên, sai nữ tỳ xuống coi có chuyện gì.
Con nữ tỳ đi một lát thì trở
về kể lại là có bà đồng Cao Lãnh đứng trước cổng lâu đài. Đã lâu nay công chúa
được nghe danh tiếng bà đồng Cao Lãnh nhưng chưa biết mặt, nay thấy nữ tỳ nói
vậy thì ra lệnh mời bà ta vào.
Bà Cao Lãnh đội lốt được
lệnh vào lâu đài thì mừng quýnh, tới trước mặt công chúa cung kính cúi chào và
chúc tụng.
Công chúa mời bà ta ngồi rồi
hỏi chuyện. Tên phù thủy đã có ý định từ trước nên đem lời nịnh hót công chúa
khiến nàng rất có cảm tình với hắn.
Công chúa muốn giữ bà đồng ở
lại lâu đài để ngày để chuyện trò cùng nang cho vui.
Nhưng tên phù thủy đáp:
- Thưa công chúa, tiếc rằng
tôi phải về miếu để chăm lo đèn nhang thờ cúng.
Công chúa không muốn rời tên
phù thủy nên nói:
- Nếu bà cần lễ bái, ta sẽ
cho lập một bàn thờ ngay trong lâu đài này. Bà hãy vui lòng ở lại. Lâu đài có
nhiều phòng, bà muốn lập bàn thờ ở phòng nào tùy thích.
Rồi công chúa đích thân dẫn
bà Cao Lãnh giả đi viếng lâu đài. Tên phù thủy được nhìn ngắm mọi nơi thì tấm tắc khen ngợi sự sang trọng của
lâu đài.
Khi công chúa dẫn tên phù
thủy tới phòng khách, hắn đứng lại rất lâu rồi giả bộ chép miệng như tiếc một
chuyện gì.
Công chúa thấy vậy hỏi:
- Bà có điều gì muốn nói
chăng?
Tên phù thủy nói:
- Gian phòng này rộng rãi,
sang trọng và quí giá nhất trần gian. Tuy nhiên, tôi xin mạn phép góp ý với
công chúa là nếu phòng này mà có một vật quí giá nữa thì thật toàn mỹ.
Công chúa ngạc nhiên hỏi:
- Vật quí giá mà bà nói đó
là vật gì?
- Thưa công chúa, ở giữa
phòng nên bày một trứng chim đại bàng để tăng vẻ thẩm mỹ của những đồ vật bày
quanh phòng.
Công chúa thắc mắc hỏi:
- Tôi không biết chim đại
bàng là chim gì?
- Thưa công chúa, đó là một
thứ chim khổng lồ, chỉ làm tổ ở trên núi Thái Sơn. Tôi thiết tưởng ai có tài
xây được tòa lâu đài này ắt hẳn có tài tìm ra trứng chim kia.
Công chúa nghe vậy thì ghi
nhớ trong lòng. Tối hôm đó, A-La-Đanh vừa đi săn về, thấy công chúa có vẻ buồn
thì ngạc nhiên hỏi thăm.
Công chúa nói:
- Phò mã ơi! Chúng ta tưởng
lâu đài này có dư những vật hiếm có nhất trên trần gian, không ngờ thiếp thấy
còn thiếu một vật quí hiếm có mà lâu nay chúng ta không biết.
A-La-Đanh ngạc nhiên hỏi:
- Nàng định nói chúng ta còn
thiếu vật gì?
- Đó là một trứng chim đại
bàng bày ở giữa phòng khách.
A-La-Đanh nghe thấy vậy thì
cho là trò chơi mà công chúa mới nghĩ ra, bèn nói:
- Vật gì quan trọng ta còn
có nữa là một cái trứng chim đại bàng. Được rồi, nàng hãy chờ ta một chút.
Rồi A-La-Đanh đi vào phòng
riêng, lấy cây đèn thần giấu kỹ trong bọc áo ra, xát tay vào.
Tức thì thần đèn hiện ra.
A-La-Đanh bảo:
- Ở phòng khách còn thiếu
một trứng chim đại bàng. Vậy thần hãy đi lấy giúp ta.
Câu nói của A-La-Đanh chưa
dứt thì bỗng thần nổi cơn thịnh nộ, quát lớn:
- Thằng khốn nạn! Từ trước
tới nay ta giúp mi đủ mọi vật hiếm có nhất trên đời rồi. Nay mi còn tham lam
đòi lấy pháp sư của ta để bày chơi ngoài phòng khách. Thật là thằng vô ơn! Ta
có thể bóp nát lâu đài này ra để trừng trị vợ chồng mi. Nhưng thực ra không
phải ngươi có ý thích đó nên ta tha cho một lần.
A-La-Đanh nghe đến đó thì
rùng mình khiếp sợ, mồ hôi toát ra dầm dề.
Thần đèn lại nói tiếp:
- Ta cho ngươi biết thêm là
hiện nay em tên phù thủy ở Phi châu đang có mặt trong lâu đài này. Hắn đã giết
bà đồng Cao Lãnh rồi đội lốt bà ta vào đây để xui vợ mi đòi hỏi vật quí giá ấy
khiến ta nổi giận giết vợ chồng mi. Như vậy là nó đã báo thù được cho anh nó.
Vậy mi liệu mà phòng thân, kẻo uổng mạng. Từ nay về sau ta không còn hiện lên
giúp đỡ mi nữa đâu. Chiếc đèn bắt đầu mất linh nghiệm rồi đó.
Nói xong thần biến đi.
A-La-Đanh đứng chết lặng một hồi rồi vội vã đi kiếm công chúa.
Vì đã có ý định trước nên
A-La-đanh giả vờ nằm lăn ra giường, kêu la thảm thiết. Công chúa lo sợ hỏi thăm
thì A-La-Đanh trả lời là chàng bị nhức đầu. Công chúa liền tìm bà Cao lãnh vào
chữa.
Trông thấy tên phù thủy,
A-La-Đanh gọi:
- Bà Cao Lãnh ơi! Chẳng may
tôi đi săn về bị nhức đầu quá, bà hãy chữa giùm ngay.
Rồi A-La-Đanh ngồi dậy, cúi
đầu để bà Cao Lãnh chữa bệnh. Tên phù thủy thấy vậy mừng quá, nghĩ thầm:
- Số mày đã tới giờ chết rồi
đây. Ta phải giết mày để trả thù cho anh ta.
Rồi hắn lanh lẹ thò tay móc
con dao găm trong túi ra, đâm một nhát xuống cổ kẻ thù.
Nhưng cùng lúc đó, A-La-Đanh
vùng lên né tránh, rồi vươn tay nắm lấy cổ tay cầm dao của tên phù thủy, giật
mạnh một cái. Thuận tay, A-La-Đanh cướp lấy con dao đâm vào lưng kẻ thù. Thế là
tên phù thủy gục xuống chết tươi.
Công chúa thấy cảnh đổ máu
sợ quá vội la lớn:
- Sao chàng lại giết bà đồng
Cao Lãnh thế?
A-La-Đanh cười đắc thắng
nói:
- Hắn đâu có phải là bà đồng
Cao lãnh mà nàng lo sợ. Đó là một tên đội lốt, giả danh để lừa nàng đó thôi.
Rồi A-La-Đanh giật chiếc mũ
đội đầu của tên phù thủy ra, lấy khăn lau dấu mực bôi trên mặt hắn. Công chúa
thấy vậy lại càng sợ hãi hơn.
A-La-Đanh giải thích:
- Thằng này là em tên phù
thủy Phi Châu. Hắn đến đây để trả mối thù xưa. Nay anh em hắn đã chết cả rồi,
vợ chồng ta sẽ sống trong bình yên, không phải sợ ai nữa.
A-La-Đanh kể lại cho công
chúa nghe hết những lời thần đèn nói lúc trước.
Được biết cây đèn thần hết
linh nghiệm, công chúa buồn rầu khóc lóc thảm thiết.
A-La-Đanh an ủi công chúa:
- Nàng ơi! Dù cây đèn thần
có hết linh nghiệm, nhưng nàng cũng đừng nên tiếc. Hiện nay vợ chồng ta đã sống
trong cảnh sung sướng, tiền bạc dư dả, nhà cửa sang trọng, đầy đủ gia nhân, tỳ
nữ để sai khiến. Nếu sau này có xẩy ra chuyện gì, ta còn có chiếc nhẫn hộ mạng
giúp đỡ. Vậy nàng đừng lo lắng mà sinh bệnh tật.
Và từ đó, cuộc sống của
A-La-Đanh với công chúa mỗi ngày một hạnh phúc thêm lên, không còn có tai họa
gì xẩy đến cho họ nữa.
Hai năm sau, đức vua qua
đời. Công chúa được bầu lên ngôi Nữ Hoàng. Nàng cùng A-La-Đanh ngày đêm chăm lo
việc nước. Suốt bao nhiêu năm trời, dân chúng đều hưởng cảnh thanh bình, cơm áo
đầy đủ.
*
Mỹ Thanh Loan kể xong câu
chuyện này thì trời vẫn còn tối, Mỹ Thanh Liên xin chị kể cho nghe thêm một
chuyện tiếp theo.
Vua Sa-Hy-A truyền:
- Trẫm cho phép ái khanh để
đến đêm mai hãy kể.
Mỹ Thanh Loan vâng lệnh.
Và đây, câu chuyện đêm hôm
sau:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét