Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

BÁN NGÔI NHÀ CỔ - Bình Nguyên Lộc

 

La Gi là một làng xa của tỉnh Bình thuận. Tuy ở nơi đèo heo hút gió, nhưng làng trù mật vô cùng và có thể bảo đó là một làng to trong những làng to nhứt miền Trung và miền Nam, to về mặt kinh tế chớ không phải về mặt đất ruộng đâu. Làng gồm nhiều nhà ngói lâu đời khá đồ sộ, kiến trúc với tất cả tỉ mỉ và tinh xảo của kỹ thuật Việt nam. Nhà bà Hai Ngọt là một trong những ngôi nhà loại đó. Tuy nhiên, ngôi nhà ấy trông như là nhà vô chủ vì nó mang vẻ hoang phế nhiều năm rồi. Nhà to, sân rộng, vậy mà bà Hai chỉ có một mình với sáu mươi lăm tuổi trên đầu, nên mỗi ngày lo hai bận bếp núc, bà đã mệt ngất ngư, không buồn săn sóc vườn tược nữa.
 
Nhà đóng cửa kín mít suốt ngày, từ tháng nầy tới năm khác, cây vườn chết đi không được trồng cây khác thay thế mà cây đã lão hết rồi hồi ông Hai Ngọt qua đời, cách đây mười năm, nên mỗi năm lại có một vài cây tàn rụi, mãi cho tới bây giờ thì vườn đã trống trơn.


Vườn trống phía trên, nhưng ở dưới đất lại rậm ri những cỏ dại, nhiều khoảng đất cỏ chổi mọc lên cao tới đầu người lớn và vài cây da, vài cây sao, tức loại đại thọ, mà mầm do đâu đưa tới không rõ, đã được ba, bốn tuổi rồi.

Cái đà nầy mà cứ tiến mãi theo cái nhịp ấy thì vài năm nữa vườn sẽ "lại" rừng.

Bà Hai Ngọt chỉ có một đứa con gái thôi, lấy chồng hai năm trước khi ông Hai qua đời, bà bắt rể nhưng hai vợ chồng anh Dụi ấy bỏ nhà đi tìm sanh kế ở Sài gòn nên sự suy sụp của gia đình nầy kể như là một tang thương đột ngột sau khi họ ra đi.

Bà Hai không đủ sức lực cũng không tiền thuê, mướn, người sửa sang vườn tược, bà lại hiu quạnh quá nên buồn chán rồi bỏ liều. Người ta đồn nhà đó có ma, và trẻ con đi ngang qua nhà giữa ban ngày, cũng nắm tay lại rồi đâm đầu chạy như bị ai rượt.

Cả năm, vợ chồng chị Dụi mới về quê một lần vào dịp Tết, nhưng họ không thành công ở thủ đô, nghèo vẫn nghèo hoài, nên không giúp bà mẹ suy sụp của họ được đồng nào để bà thuê người chăm nom nhà cửa, vườn trước, sân sau.

Thình lình trưa thứ Bảy tuần đó, vợ chồng chị Dụi dẫn hết con cái về thăm Ngoại, y như là về quê ăn Tết vậy.

Bà Hai Ngọt nựng cháu một hơi rồi chạy lo cơm nước, mối lo lắng lớn và độc nhứt của các bà cụ khi có con cháu về.

Chị Dụi theo mẹ xuống bếp, vừa giúp mẹ, vừa hỏi:

- Má có biết rằng nhà nước đã lập ra một tỉnh mới ở đây hay không?

- Vậy hả? Không, tao không biết. Nhưng lập ở đâu?

- Đất nầy thuộc tỉnh Bình thuận, nhưng từ nay sẽ cắt ra, biệt lập, đặt tên là tỉnh Bình tuy.

- Vậy à?

- Làng mình sẽ được lấy làm tỉnh lỵ.

- Vậy hả?

- Má có thấy gì hay không?

- Không!

- Người ta sẽ cất tỉnh đường ở đây, cất trường học lớn, nhà thương to và nhiều nhà, nhiều sở khác nữa.

- Ừ, chắc là như vậy.

- Công chức sẽ đổi về đây đông đảo, và mọi cuộc làm ăn, buôn bán sẽ thạnh vượng.

- Ừ.

- Má cũng chưa thấy gì hả?

- Thì mầy đã nói rồi.

- Con nói chưa hết. Đất, nhà ở đây sẽ lên giá.

- Ừ, phải.

- Chẳng những lên giá mà còn dễ bán nữa, chớ từ trước tới giờ, có muốn bán cũng không ma nào mua.

- À há!

- Con tính như vầy: Chúng con làm công hoài và cứ tay làm hàm nhai, không hề dư được đồng xu dính túi. Chỉ có buôn bán mới mong khá lên được. Ba nó đã thạo nghề sửa xe gắn máy lắm rồi, giờ mà lập một tiệm sơn và sửa xe gắn máy và bán đồ phụ tùng lặt vặt ở chợ Hòa hưng thì sự làm giàu nắm chắc trong tay.

- Tao cũng vái trời cho vợ chồng bây khá lên!

- Mà muốn được như vậy phải có vốn.

- Ừ.

- Má ở đây một mình hiu quạnh lắm, rủi đau ốm, ai nuôi dưỡng má. Má lên trển, ở với vợ chồng con tốt hơn.

- Ý ! tao không đi đâu!

- Không đi thì làm sao bán cái nhà nầy?

Bà Hai Ngọt há miệng, trố mắt nhìn con:

- Bán nhà. Mầy nói chơi sao chớ? Nhà của Ông Bà để lại, giữ đã mấy đời rồi, bán để họ cười cho mà thúi cái đầu.

Chi Dụi cười ngất rồì nói:

- Tại ở đây nhà quê, còn nghĩ theo xưa, chớ ở thành phố thì người ta bán nhà như là bán một con gà vậy.

- Không, tao thương mến căn nhà nầy lắm, thương mến luôn xã nầy. Tao chỉ muốn ở đây và sống gởi nạc, thác gởi xương ở đây thôi.

- Sài gòn vui lắm, má à! Còn ngày sau, má trăm tuổi già rồi, con chở về đây dễ dàng. Giàu có rồi thì muốn gì lại không được!

- Tao không ham vui. Tao chỉ thương mến quê hương thôi. Đi, tao nhớ gốc cây đa đằng miếu, tao nhớ con rạch sau nhà, tao nhớ... tao nhớ đến cái mùi đất ở đây... Không, tao không đi đâu hết. Tao cũng không bán nhà được. Tao có thể bán để cho tụi bây tiền, rồi cất chòi tranh mà ở nhưng tao thương nhà nầy lắm. Quen mắt quá đi rồi, cái thềm rêu phủ cũng quen, tấm vách bổ kho mọt gậm cũng quen, tao nghe như là cha mầy còn vô ra đâu đây. Không...

- Má tính vậy thì làm sao vợ chồng con làm ăn được?

- Tụi bây rán mà tiện tặn.

- Má cứ tưởng! Làm công thì suốt đời chỉ đủ ăn.

Chị Dụi khóc rấm rứt nhưng bà Hai Ngọt vẫn không nao núng.

Cái tin mà con bà cho bà hay quả đúng y như vậy. Con bà đi độ một tháng thì thiên hạ kéo đến xây cất lăng xăng. Làng xóm trở nên náo nhiệt, rộn rịp lạ kỳ, khác hẳn với cảnh ủ rũ của một làng hẻo lánh từ mấy trăm năm nay. Và người lạ đâu từ xứ xa tới mua đất, mua nhà một cách khủng khiếp.

Khủng khiếp là như thế nầy: ông X với bà X đang ở một ngôi nhà tổ phụ xưa hằng trăm năm mà ông bà thương mến nó y như bà Hai Ngọt đã thương mến nhà bà. Thế mà mới đầu hôm sớm mai, ông X bỗng bán ngôi nhà thân yêu đó y như là bán một con gà. Nhà đất giá đáng chừng năm chục ngàn, thế mà họ trả một tiếng hai trăm ngàn, thì còn lòng tham nào mà không bị lung lay chớ?

Khủng khiếp là ở chỗ đó. Không khéo rồi cái dịch bán nhà như bán gà, dịch của dân thủ đô truyền lây tới đây, sẽ đuổi các cụ ra chòi mà ở hết. Và khủng khiếp hơn nữa là bọn mua nhà, mua xong phá bỏ ngay, cất nhà gạch lên liền. Cái chơn trời quen thuộc, như thế, bị hủy diệt lần lần. Nếu nhà chỉ đổi chủ thì còn đỡ khổ phần nào, và chỉ có kẻ bán nhà mới buồn, đàng nầy đến cả toàn dân làng đều phải lạc hướng bởi gương mặt của làng họ biến đổi kỳ dị, họ hết nhận ra quê hương thân yêu cổ kính nữa, họ đau xót không biết bao nhiêu.

Thế rồi vợ chồng chị Dụi lại về. Lần nầy chị khóc lóc nhiều hơn và sốt ruột. Chị bảo đây là dịp may ngàn năm một thuở, không bán thì ngày kia, ai nấy đều có nhà, có đất đủ rồi, không ai thèm mua nữa, nhà đất nầy sẽ mất giá ngay. Chị khoe cảnh Sài gòn, khoe hát cải lương, khoe vườn thảo cầm, khoe đèn màu, khoe cao lâu, mì cháo, trái cây ngoại quốc, ôi thôi đủ thứ của ngon vật lạ! Bà Hai Ngọt cứ bịt tai lại không thèm nghe.

Tuần nào chị Dụi cũng về, vì cuộc xê dịch dễ dàng bởi xe đò Sài gòn - La gi chạy trực tiếp.

Phản ứng của bà Hai Ngọt khiến chị Dụi ngao ngán vô cùng. Bà ráng sức già, làm cỏ miếng vườn sạch trơn rồi trồng bông trồng kiểng, trồng rau trồng cải, và trồng cả những cây ăn trái mà chỉ có cháu ngoại bà mới mong hưởng được thôi, như mít, như xoài chẳng hạn.

Không tuần nào mà chị Dụi không chứng kiến cảnh biến đổi nơi ngôi nhà tổ phụ của chị và sanh khí đã trở lại như hồi cha chị còn sanh tiền. Bà Hai Ngọt ngầm nói rõ to lên: "Tao quyết bám níu vào đất nầy, nhứt định bỏ xương ở đây, không ai xô đẩy tao đi đâu được hết".

Người ta bảo chị Dụi đã chuộc bùa ngải để mê hoặc mẹ chị. Có lẽ đúng như thế chăng? Vì bà cụ đã cả quyết như vậy, nhưng ngày kia, người ta lại thấy nơi cửa ngõ nhà ấy có treo một tấm bảng trên viết mấy hàng chữ như vầy:

NHÀ BÁN

luôn đất

Mua xong giao liền

Bọn đầu cơ xa lạ cứ còn mua đất, còn phá nhà cũ, còn xây cất nhà mới. Tuy nhiên ngôi nhà của bà Hai Ngọt cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt, bởi ai hỏi bà cũng đòi tới sáu trăm ngàn, khiến họ le lưỡi rồi bỏ đi.

Bà bị con gái mè nheo mãi đến nhức tai, nhức óc, treo bảng để bịt cho nó câm mồm lại để bà được yên thân, nhưng quyết tâm âm thầm thọc gậy vào bánh xe.

Việc kiến thiết tỉnh lỵ Bình tuy cứ rầm rộ tiến hành và chị Dụi cứ sốt ruột vì ngôi nhà tổ phụ của chị sao mà giống như một cô gái vô duyên không ma nào thèm đi hỏi hết.

Thình lình, đùng một cái, vì lý do quân sự, hay chính trị, hay kinh tế hay gì không rõ, chánh quyền quyết định bỏ chương trình cũ, dời tỉnh lỵ lên rừng, cách làng độ năm sáu cây số, khoét rừng để xây cất dinh thự khác. Bao nhiêu người đầu cơ đều bị việt vị hết ráo và đây đó, người ta thấy những tấm bảng rao nhà cho thuê, cảnh không bao giờ xảy ra ở thôn quê cả.

Vợ chồng chị Dụi về làng để thăm chừng tin tức, hay tin nầy thì dậm chơn, kêu trời rồi than khóc cho mộng làm giàu của anh chị bỗng dưng tiêu tan thành mây khói.

- Trời bất dung gian đảng, bà Hai cười bằng cái miệng móm xọm và nói như thế, hồn ông bà, ông vải nhà nầy linh thiêng lắm nên xui khiến nhà nước đổi ý, mà cứu vãn cái nhà nầy.

 
(Trích từ tập truyện Cuốn Rún Chưa Lìa)
 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

CÁI ĐÙI CỪU - Roald Dahl

 

 

Tác giả: 

Roald Dahl ( 1916 – 1990 ) là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng, đã trở thành một trong những nhà văn thành công nhất và được yêu thích nhất cho trẻ em mọi thời đại. Ông cũng viết nhiều vở kịch. Cha mẹ ông là người Na Uy nhưng ông được sinh ra ở Llandduff, miền nam xứ Wales, năm 1916. Cha ông chết năm ông ra đời và mẹ ông ở lại Vương Quốc Anh. Ông học trường trung học ở Anh nhưng không bao giờ học Đại học. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, ông làm việc cho một công ty xăng dầu Shell ở châu Phi để tìm những cuộc phiêu lưu. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông gia nhập lực lượng Không Quân Hoàng Gia và trở thành phi công chiến đấu. Bị bắn rơi trong một phi vụ trên nước Hy Lạp, ông bị thương và sống hết thời gian còn lại của cuộc chiến tranh ở Washington D.C.. Khi là một tùy viên cho Không Quân ở Washington D.C, ông trở thành nhà văn ( bắt đầu bằng những bài báo cho các tạp chí như tờ The New Yorker ) và đó là nghề của ông cho đến hết đời. Ông đã viết hai tiểu thuyết, hai tự truyện, mười chín cuốn sách cho trẻ em và nhiều tập truyện ngắn, những cuốn đáng chú ý nhất là Kiss Kiss(1959) và Switch Bitch(1974). Ông chết vì bệnh bạch huyết ngày 23 tháng 11 năm 1990.


Căn phòng ấm áp và sạch sẽ, màn cửa kéo kín, hai chiếc đèn bàn đang tỏa sáng - một cho cô và một cho chiếc ghế trống đối diện. Trên tủ búp-phê sau lưng cô là hai chiếc ly cao, nước xô-đa, whiskey. Những viên nước đá tinh khiết bỏ vào trong bình Thermos.

Mary Maloney đang chờ chồng cô đi làm về.

Thỉnh thoảng cô lại liếc nhìn đồng hồ, nhưng không hề lo lắng mà chỉ để làm vui mình bằng ý nghĩ mỗi phút trôi qua làm thời gian anh về gần hơn. Chung quanh cô và mỗi hành động của cô là một bầu không khí vui vẻ thầm lặng. Đường nét mái đầu cô khi cúi xuống may mang một vẻ bình yên khó tả. Làn da cô - cô đang có thai đến tháng thứ sáu - có vẻ như trong suốt tuyệt đẹp, miệng cô mềm mại và đôi mắt, với cái nhìn điềm tĩnh, hình như to hơn và sẫm màu hơn so với trước đây. Khi đồng hồ chỉ năm giờ kém mười, cô bắt đầu lắng nghe và vài phút sau, luôn luôn chính xác như vậy, cô nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đá sỏi bên ngoài và tiếng cửa xe đóng sầm lại, tiếng bước chân ngang qua cửa sổ, tiếng chìa khóa xoay trong ổ khóa. Cô đặt đồ may xuống, đứng lên và đến hôn chồng khi anh bước vào.

“Chào anh yêu.” Cô nói.

“Chào em yêu.” Anh trả lời.

Cô đỡ lấy áo khoác của anh đem treo vào tủ. Rồi cô đi pha rượu, một ly mạnh hơn cho anh, một ly rượu nhẹ cho mình, chỉ vài phút sau cô đã ngồi lại trên ghế tiếp tục may, và anh ngồi đối diện, cầm ly bằng cả hai tay, vừa uống vừa lắc làm nước đá va vào thành ly kêu lanh canh.

Với cô, đây luôn luôn là giờ phút hạnh phúc trong ngày. Cô biết anh không muốn nói nhiều cho đến khi uống hết ly thứ nhất, còn cô cũng hài lòng được ngồi yên lặng, vui thích vì có anh bên cạnh sau những giờ dài ở nhà một mình. Cô thích cảm nhận sự có mặt của anh và cảm thấy - giống như một người tắm nắng cảm thấy ánh nắng - hơi ấm nam tính tỏa ra từ anh đến với cô khi họ ở bên nhau. Cô yêu anh vì cách anh ngồi buông thả trên ghế, cách anh bước vào nhà hay cách anh chậm rãi đi ngang qua phòng bằng những bước dài. Cô yêu cái nhìn chăm chú trong mắt anh mỗi lần anh nhìn cô, hình dáng ngộ nghĩnh của miệng anh và nhất là cách anh yên lặng khi mệt, anh cứ ngồi yên cho đến khi rượu whiskey làm anh hết mệt.

“Anh mệt à, anh yêu?”

“Ừ” Anh nói. “Anh mệt”. Nói xong, anh làm một điều khác thường. Anh cầm ly lên và uống một hơi hết cả ly dù vẫn còn một nửa, hay ít nhất là gần nửa ly. Cô không nhìn anh nhưng biết anh làm như vậy vì nghe tiếng những viên nước đá rơi xuống đáy ly không lúc anh hạ tay xuống. Anh ngồi yên một chút, người nghiêng về phía trước rồi đứng dậy và chậm chạp đi rót một ly nữa.

“Để em lấy cho!” cô vừa kêu lên vừa đứng bật dậy.

“Ngồi xuống đi.” Anh nói.

Khi anh quay lại, cô để ý thấy ly rượu này màu hổ phách sẫm vì lượng rượu whiskey nhiều hơn.

“Anh yêu, em lấy cho anh đôi dép nhé?”

“Không”.

Cô nhìn anh bắt đầu uống từng hớp rượu vàng sẫm và có thể thấy những vệt sáng ánh lên trong ly vì chất rượu mạnh quá.

“Em nghĩ thật là đáng xấu hổ.” Cô nói. “Khi họ để một người cảnh sát lớn tuổi như anh phải đi bộ suốt cả ngày”.

Anh không trả lời nên cô lại cúi đầu xuống và tiếp tục may, nhưng mỗi lần anh đưa ly lên miệng cô lại nghe rõ tiếng nước đá chạm vào thành ly lanh canh.

“Anh yêu,” Cô nói. “Em lấy cho anh một ít phó-mát nhé? Em không nấu bữa ăn tối vì hôm nay là thứ năm”.

“Không.” Anh nói.

“Nếu anh mệt quá không muốn đi ăn tiệm nữa,” cô nói tiếp “cũng vẫn còn sớm. Trong tủ đông còn nhiều thịt và các món khác, anh có thể ăn ngay ở đây, không cần bước ra khỏi ghế nữa”.

Mắt cô nhìn anh chờ một câu trả lời, một nụ cười, một cái gật nhẹ, nhưng anh không làm gì cả.

“Thôi, ” Cô nói tiếp, “em sẽ lấy cho anh một ít phó-mát và bánh bích-quy ăn trước nhé.”

“Anh không muốn ăn.” Anh nói.

Cô bối rối cựa quậy trên ghế, cặp mắt to không rời khuôn mặt của anh. “Nhưng anh phải ăn chứ! Em cứ dọn lên vậy, rồi anh muốn ăn hay không tùy anh.”

Cô đứng lên và đặt đồ may lên bàn cạnh chiếc đèn.

“Ngồi xuống đi.” Anh nói. “Chỉ một phút thôi, ngồi xuống đi.”

Đến lúc này cô mới bắt đầu cảm thấy sợ.

“Nào,” anh nói. “Ngồi xuống đi.”

Cô từ từ buông người ngồi xuống ghế, vẫn không ngừng nhìn anh bằng cặp mắt to ngơ ngác. Anh đã uống hết ly thứ hai và đang cau mày nhìn vào đáy ly.

“Em nghe đây,” anh nói. “Anh có chuyện muốn nói với em.”

“Chuyện gì vậy, anh yêu? Có chuyện gì vậy?”

Bây giờ anh ngồi hoàn toàn bất động, đầu cúi thấp đến mức ánh sáng từ chiếc đèn bên cạnh anh chỉ chiếu sáng phần trên của gương mặt, còn miệng và cằm anh chìm trong bóng tối. Cô nhận thấy một bắp thịt nhỏ giật nhẹ gần đuôi mắt trái của anh.

“Anh e là điều này sẽ hơi sốc với em,” anh nói. “Nhưng anh đã suy nghĩ rất nhiều và anh quyết định cách duy nhất là nói với em ngay. Anh hy vọng em sẽ không trách anh nhiều quá.”

Rồi anh kể cô nghe. Câu chuyện không dài lắm, nhiều nhất cũng chỉ bốn hay năm phút và cô ngồi không nhúc nhích trong suốt thời gian đó, nhìn anh với cảm giác kinh hoàng đến ngây dại trong khi từng lời anh nói đưa anh đi càng lúc càng xa cô.

“Chuyện là như vậy,” anh nói thêm “và anh biết nói với em lúc này là không tốt, nhưng không còn cách nào khác. Dĩ nhiên anh sẽ đưa tiền cho em và nhờ người chăm sóc em. Nhưng thật sự không cần làm ầm ĩ lên. Anh mong là không. Như vậy sẽ không tốt cho nghề nghiệp của anh.”

Phản ứng đầu tiên của cô là không tin chút nào, là phủ nhận tất cả. Cô nghĩ có lẽ anh đã không hề nói gì, rằng chính cô đã tưởng tượng ra tất cả câu chuyện đó. Có thể nếu cô tiếp tục làm việc của mình và hành động như cô không hề nghe thấy gì, cô sẽ thức dậy và sẽ thấy những chuyện ấy chưa bao giờ xảy ra với cô.

“Em đi lấy bữa ăn tối.” Cuối cùng cô tập trung hết sức nói khẽ và lần này anh không ngăn cô nữa.

Khi cô đi ngang qua phòng cô không hề cảm thấy chân mình chạm vào sàn nhà. Cô không cảm thấy gì cả, ngoại trừ một chút cảm giác buồn nôn và ý muốn nôn ra. Mọi thứ đều tự động xảy ra trước mắt cô, những bậc thang dẫn xuống tầng hầm, công tắc đèn, cái tủ đông rất sâu, bàn tay thò vào trong ngăn thức ăn cầm lấy món đồ đầu tiên trong tầm tay. Cô nhấc nó lên và nhìn. Nó được bao giấy nên cô tháo bỏ tờ giấy và nhìn lần nữa.

Một cái đùi cừu.

Đúng rồi, họ sẽ ăn thịt cừu trong bữa ăn tối. Cô mang nó lên lầu, cầm cái đầu xương dài và hẹp bằng cả hai tay, khi cô đi vào phòng khách, cô thấy anh đang đứng bên cửa sổ quay lưng lại với cô và cô đứng lại.

“Vì chúa,” anh nói khi nghe tiếng chân cô nhưng không quay lại. “đừng dọn ăn tối cho anh. Anh phải đi đây.”

Ngay lúc đó, Mary Maloney đi đến phía sau anh và không hề dừng lại, cô vung cái đùi đông cứng lớn lên cao và đập hết sức mình vào phía sau đầu anh.

Nếu đó là một cái dùi cui bằng thép cô cũng sẽ đập mạnh như vậy.

Cô lùi lại một bước, đợi, và thật buồn cười là anh vẫn còn đứng đó ít nhất là năm hay sáu giây, người lắc lư nhè nhẹ. Rồi anh đổ xuống tấm thảm.

Tiếng ngã ầm xuống, tiếng động, cái bàn lật nhào giúp cô thoát khỏi cú sốc. Cô từ từ tỉnh lại, cảm thấy lạnh và ngạc nhiên, và cô đứng nhìn cái xác một lúc, vẫn cầm chặt tảng thịt hình dáng buồn cười bằng cả hai tay.

Được rồi, cô tự bảo mình. Vậy là mình đã giết anh ấy.

Bây giờ, thật lạ lùng là trí óc cô đột nhiên trở nên sáng suốt. Cô bắt đầu nghĩ rất nhanh. Là vợ một thám tử, cô biết rất rõ hình phạt cho tội giết người sẽ là gì. Càng tốt. Điều đó không quan trọng gì với cô. Thật ra, đó sẽ là một sự giải thoát nhẹ nhõm. Nhưng còn đứa bé? Người ta xử những kẻ sát nhân mang những đứa trẻ chưa sinh ra thế nào? Họ có giết cả mẹ lẫn con không? Hay họ sẽ đợi cho đến tháng thứ mười? Họ sẽ làm gì?

Mary Maloney không biết. Và chắc chắn cô không mong đợi một sự may mắn.

Cô mang tảng thịt vào bếp, bỏ vào nồi, mở lò nướng ở nhiệt độ cao và đặt nó vào. Rồi cô rửa tay và chạy lên lầu vào phòng ngủ. Cô ngồi trước gương, vuốt lại tóc, sờ nắn gương mặt. Cô thử mỉm cười. Nụ cười trông rất kỳ quặc. Cô thử lần nữa.

“Chào anh, Sam.” Cô nói lớn, vui vẻ, giọng cô nghe cũng kỳ quặc.

“Tôi muốn mua ít khoai tây, Sam ạ. Vâng, và tôi muốn một hộp đậu.”

Có vẻ tốt hơn. Cả nụ cười và giọng nói đều có vẻ tự nhiên hơn. Cô tập thêm nhiều lần nữa. Rồi cô chạy xuống nhà, mặc áo khoác, ra cửa sau, qua vườn và ra đường.

Chưa đến sáu giờ và cửa tiệm thực phẩm vẫn còn sáng đèn.

“Chào anh Sam.” Cô vui vẻ nói, mỉm cười với người đàn ông đứng sau quầy.

“Ồ, chào bà Maloney. Bà có khỏe không?”

“Tôi muốn mua ít khoai tây, Sam ạ. Vâng, và tôi muốn mua một hộp đậu.”

Ông ta quay lại, với tay lên giá để đậu sau lưng.

“Patrick nói anh ấy mệt và không muốn đi ăn tiệm tối nay.” Cô kể với ông ta. “Anh cũng biết chúng tôi thường đi ăn tiệm ngày thứ năm và bây giờ trong nhà không còn rau.”

“Còn thịt thì sao, bà Maloney?”

“Không, tôi có thịt rồi, cảm ơn anh. Tôi còn một cái đùi cừu ngon trong tủ đông.”

“Ồ.”

“Tôi không biết nhiều về chuyện nấu thức ăn đông lạnh, Sam ạ, nhưng lần này tôi sẽ nấu xem sao. Anh nghĩ ăn có ngon không?”

“Theo ý tôi” người bán hàng nói “Tôi tin là cũng không khác gì thức ăn tươi đâu. Bà muốn mua loại khoai Idaho này không?”

“Ồ vâng, như vậy sẽ tốt đấy. Cho tôi hai cân loại đó.”

“Bà mua gì nữa không?” người bán hàng nghiêng đầu sang một bên vui vẻ nhìn cô. “Còn sau đó? Bà sẽ cho ông ấy ăn tráng miệng món gì?”

“À, anh đề nghị món gì, Sam?”

Ông ta nhìn quanh cửa hàng. “Một khoanh lớn phó-mát ngon lành nhé? Tôi biết ông ấy thích bánh đó.”

“Tuyệt.” Cô nói. “Anh ấy rất thích bánh đó.”

Sau khi Sam gói thức ăn và cô trả tiền, cô mỉm cười thật tươi, nói “ Cám ơn anh nhé Sam. Chúc anh ngủ ngon.”

“Chúc bà ngủ ngon, bà Maloney. Và cảm ơn bà.”

Cô tự bảo mình tất cả những điều cô đang làm trong khi vội vã về nhà, rằng cô đang về nhà với chồng và anh đang đợi bữa ăn tối, cô phải nấu cho nhanh và nấu cho thật ngon vì người đàn ông đáng thương đang mệt, và nếu khi bước vào nhà cô tình cờ thấy điều gì bất thường, bi thảm hay khủng khiếp, tất nhiên đó sẽ là cú sốc mạnh và cô sẽ cuồng dại lên vì buồn rầu và sợ hãi. Phải nhớ rằng cô không chờ đợi điều gì hết. Cô chỉ đang về nhà với số rau vừa mua. Bà Patrick Maloney đang đem rau về nhà vào tối thứ năm để nấu bữa tối cho chồng.

Đó là những điều phải xảy ra, cô tự bảo mình làm mọi việc đúng cách và tự nhiên. Cứ để mọi thứ xảy ra hoàn toàn tự nhiên và không cần phải diễn xuất gì cả.

Vì vậy khi cô bước vào bếp qua cửa sau, cô vừa hát nho nhỏ một mình vừa mỉm cười.

“Anh Patrick!” cô gọi. “ Anh yêu, anh còn mệt không?”

Cô đặt gói hàng lên bàn rồi đi vào phòng khách, khi cô nhìn thấy anh đang nằm đó, chân co quắp lại, một cánh tay bị đè dưới thân người, đó gần như là một cú sốc thật sự. Tất cả những sự yêu thương và chờ đợi anh trào dâng trong cô và cô chạy đến bên anh, quỳ xuống bên cạnh và bắt đầu khóc thảm thiết. Thật dễ dàng. Không cần phải giả vờ.

Vài phút sau cô đứng dậy và đi tới điện thoại. Cô biết số của đồn cảnh sát và khi người đàn ông trả lời, cô kêu lên: “Nhanh lên! Đến đây nhanh lên! Anh Patrick chết rồi!”

“Ai gọi đấy?”

“Bà Maloney. Bà Patrick Maloney.”

“Bà nói là ông Patrick Maloney đã chết?”

“Tôi nghĩ vậy.” Cô khóc. “ Anh ấy nằm dưới sàn nhà và tôi nghĩ anh ấy chết.”

“Chúng tôi đến ngay.” Ông ta nói.

Xe cảnh sát đến rất nhanh, khi cô mở cửa trước, hai người cảnh sát bước vào. Cô biết cả hai người. Cô biết gần hết những người làm việc trong khu vực và cô ngã ngồi xuống một cái ghế, lát sau cô đến bên người tên O’Malley đang quỳ bên cái xác.

“Anh ấy chết rồi sao?” cô kêu lên.

“Phải. Chuyện gì đã xảy ra?”

Một cách ngắn gọn, cô kể lại chuyện cô đi mua rau và trở về nhà, thấy anh nằm dưới sàn. Trong khi cô kể, vừa kể vừa khóc, Noonan tìm thấy một vết máu đông nhỏ phía sau đầu người chết. Anh ta chỉ nó cho O’Malley xem, anh này lập tức đứng dậy và vội vàng gọi điện thoại. Không lâu sau, những người khác bắt đầu đến. Đầu tiên là một bác sĩ, rồi đến hai thám tử, cô biết tên một trong hai người đó. Sau đó một người thợ chụp hình của cảnh sát đến chụp hình và một chuyên viên lấy dấu tay. Họ thì thầm trao đổi với nhau và lẩm bẩm rất nhiều chung quanh cái xác, các thám tử hỏi cô rất nhiều câu. Nhưng họ luôn đối xử tử tế với cô. Cô kể lại câu chuyện, lần này cô kể từ đầu, khi Patrick về nhà, cô đang may đồ, và anh mệt, rất mệt đến mức anh không muốn ra ngoài ăn tối. Cô kể cô đã bỏ thịt vào lò - bây giờ vẫn đang nấu ở đó - như thế nào, rồi cô chạy ra tiệm thực phẩm mua rau như thế nào, và khi trở về đã thấy anh nằm ở dưới sàn nhà.

“Tiệm thực phẩm nào?” một thám tử hỏi.

Cô nói tên và anh ta quay đi, nói nhỏ vài câu với một thám tử khác, người này lập tức ra khỏi nhà.

Mười lăm phút sau anh ta trở lại với một tờ ghi chép và họ nói nhỏ với nhau nhiều hơn, giữa những tiếng khóc của mình, cô nghe được vài đoạn rời rạc “… cư xử rất bình thường…. rất vui… muốn nấu cho anh ấy một bữa tối ngon… đậu…bánh phó-mát… không thể là cô ấy…”

Một lát sau, người chụp hình và ông bác sĩ bỏ đi, hai người đàn ông vào và đặt cái xác lên băng ca mang đi. Kế đó người lấy dấu tay ra đi. Hai thám tử ở lại, hai người cảnh sát cũng vậy. Họ rất ân cần với cô và Jack Noonan hỏi cô có muốn đi nơi nào khác không, có thể là nhà chị của cô, hay nhà của anh ta, vợ anh ta sẽ chăm sóc cô và để cô ở qua đêm.

“Không,” cô nói. Cô cảm thấy mình không thể đi được dù là một bước ngay lúc này. Họ vui lòng để cô ở đây cho đến khi nào cô cảm thấy đỡ hơn. Bây giờ cô cảm thấy không khỏe, quả thật là như vậy.

“Vậy có lẽ cô nên nằm nghỉ trên giường?” Jack Nooan hỏi.

“Không,” cô nói. Cô muốn ở lại đây, ngay trên ghế này. Có lẽ một chút nữa khi cô thấy đỡ hơn, cô sẽ dời chỗ.

Vậy là họ để cô ngồi đó trong khi họ tiếp tục lục soát căn nhà. Thỉnh thoảng một thám tử lại hỏi cô một câu. Mỗi khi Jack Noonan đi ngang qua, anh ta lại nói với cô vài câu nhẹ nhàng. Anh ta nói chồng cô đã bị giết bằng một cú đập mạnh vào sau đầu với một món đồ nặng không sắt bén, hầu như chắc chắn là một vật kim loại lớn. Họ đang tìm món vũ khí đó. Có thể tên sát nhân đã mang nó theo, nhưng cũng có thể hắn đã ném nó đi hay dấu đâu đó trong nhà.

“Lúc nào cũng vậy.” Anh ta nói “Tìm được vũ khí là sẽ tìm được thủ phạm.”

Sau đó, một thám tử đến ngồi cạnh cô. Anh ta hỏi cô có biết vật gì trong nhà có thể dùng làm vũ khí không? Có thể nhìn quanh xem có thiếu thứ gì không? Thí dụ như một cái mỏ lết thật lớn, hay một cái bình kim loại nặng.

Họ không có cái bình kim loại nặng nào, cô nói.

“Hay một cái mỏ lết lớn?”

Cô không nghĩ họ có mỏ lết lớn. Nhưng có thể có vài món như vậy trong ga-ra. Cuộc tìm kiếm tiếp tục. Cô biết có những người cảnh sát khác trong khu vườn quanh nhà. Cô nghe tiếng chân họ trên lớp đá sỏi bên ngoài và thỉnh thoảng nhìn thấy một tia sáng lóe lên qua khe những tấm màn. Trời bắt đầu về khuya, gần chín giờ, cô nhìn thấy từ cái đồng hồ trên kệ lò sưởi. Bốn người đàn ông tìm kiếm trong nhà có vẻ bắt đầu mệt mỏi và hơi bực tức.

“Anh Jack,” cô nói khi trung sĩ Noonan đi ngang qua. “Anh có thể cho tôi một chút rượu được không?”

“Được chứ. Bà uống whiskey này nhé?”

“Vâng. Nhưng một ly nhỏ thôi. Có lẽ nó sẽ giúp tôi khỏe hơn.”

Anh ta đưa ly cho cô.

“Sao anh không lấy một ly cho anh?” cô nói “Chắc anh phải mệt lắm. Anh vui lòng uống đi mà. Anh thật tử tế với tôi.”

“À.” Anh ta trả lời “chuyện này không hợp luật lệ, nhưng tôi có thể uống một chút thôi để có sức làm việc tiếp.”

Những người khác lần lượt vào và cô thuyết phục được từng người uống một chút whiskey. Họ đứng chung quanh cô, hơi lúng túng với những ly rượu trong tay, bối rối vì sự có mặt của cô, vừa cố gắng an ủi cô. Trung sĩ Noonan tình cờ bước vào bếp, trở ra ngay và nói: “Ồ, bà Maloney. Cái lò nướng của bà còn cháy và có thịt trong đó.”

“Thôi chết rồi!” cô kêu lên “ đúng vậy!”

“Tôi tắt nó dùm bà nhé?”

“Anh làm giúp cho, anh Jack. Cám ơn anh nhiều lắm.”

Khi viên trung sĩ trở lại, cô nhìn anh ta bằng cặp mắt lớn màu sẫm đầy nước mắt.

“Anh Jack Noonan,” cô nói.

“Vâng?”

“Anh vui lòng giúp tôi một việc nhé- anh và các anh này?”

“Vâng, bà Maloney.”

“À.” Cô nói “tất cả các anh đang ở đây và là bạn tốt của anh Patrick, các anh đang cố bắt người đã giết anh ấy. Chắc các anh phải đói lắm vì đã quá giờ ăn tối lâu rồi. Tôi biết Patrick sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi, Chúa phù hộ cho anh ấy, nếu tôi để các anh ở trong nhà của anh ấy mà không tiếp đãi các anh hết lòng. Các anh vui lòng ăn hết món thịt cừu trong lò đi, lúc này nó vừa chín tới rồi.”

“Tôi không nghĩ đến chuyện đó đâu.” Trung sĩ Nooan nói.

“Có chứ.” Cô nài nỉ. “Các anh ăn đi mà. Tôi không thể ăn một món gì trong nhà, nhất là những món đã nấu khi anh ấy còn sống. Nhưng với các anh thì không sao. Các anh ăn hết sẽ là giúp cho tôi đấy, ăn xong rồi các anh có thể tiếp tục làm việc.”

Bốn người cảnh sát lưỡng lự một chút, nhưng họ đang rất đói và cuối cùng cô thuyết phục được họ vào bếp tự dọn lấy bàn ăn. Người phụ nữ ngồi yên chỗ cũ, lắng nghe họ nói chuyện với nhau trong khi ăn, giọng họ khàn đi và lúng túng vì miệng đầy thịt.

“Ăn thêm chút nữa nhé, Charlie?”

“Thôi. Tốt hơn đừng ăn hết.”

“Bà ấy muốn chúng ta ăn hết mà. Bà ấy nói như vậy. Chúng ta chỉ giúp bà ấy thôi.”

“Thôi được. Cho tôi thêm miếng nữa.”

“Cây gậy tên đó đã dùng để đập cậu Patrick tội nghiệp chắc phải lớn khủng khiếp.” một người nói.

“Bác sĩ nói sọ của anh ấy nát vụn ra như bị búa tạ đập.”

“Cho nên sẽ dễ tìm ra nó thôi.”

“Tôi cũng nói vậy.”

“Dù là ai, hắn cũng không thể nào mang một vật như vậy kè kè bên mình sau khi dùng nó.”

Một người ợ lên.

“Theo ý tôi, nó phải ở ngay trong nhà.”

“Có khi ở ngay trước mũi chúng ta. Anh nghĩ sao, Jack?”

Trong căn phòng kế bên, Mary Maloney bắt đầu cười khúc khích.

 

 ROALD DAHL       

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

BÀ MỌI HÚ - Bình Nguyên Lộc

 
Từ vùng Hố Nai, rời con đường thiên lý, mải miết đi về hướng Tây, du khách phải qua rừng rậm, tuy chưa phải là rừng già, chớ cây cũng to và có thú dữ. Rừng nầy có lẽ hiện nay đồng bào di cư đã phá để làm củi.

Qua khỏi rừng thì một cánh đồng minh mông trải ra tới tận chân trời, và nơi đó, cánh đồng được viền bằng một khu rừng chồi; sau rừng chồi là làng mạc rồi đến con sông Ðồng Nai.

Cánh đồng không mông quạnh nầy gồm một phần ruộng rừng của dân làng, ngoài xa kia, và phần lớn là đồng đế và lau lách. (Có một khu tên là Ðồng Lách).

Ruộng rừng vì đất khô quá, và vì nai phá lúa, canh gác không xuể nên thường bi bỏ hoang, thành ra cả cánh đồng là một biển lau sậy bằng phẳng và buồn hiu.

Giữa cánh đồng, lạ lùng thay, một trái núi nổi lên, giống một hòn đảo nhỏ giữa biển cả và nhứt là giống một cậu bé đi lạc, ngơ ngác nhìn quanh.

Nói "cậu bé" vì đó là một quả núi tí hon và chỉ cao độ bốn mươi thước thôi. Còn nói "đi lạc" là vì những hòn núi rời, tách ra khỏi khối Trường Sơn đi lang thang về phía Nam, chỉ tới mạn bắc tỉnh Biên Hòa là dừng chơn lái. Cái anh chàng đi xa hơn hết là núi Chứa Chan đứng sừng sững đằng xa kia, xanh mờ trên nền trời lam lợt. Nhưng anh ta cũng khá dềnh dàng để xứng đáng làm một phần tử trong bầy Trường Sơn chớ có đâu mà lùn xịt và đi xa quá như chú núi nhỏ nầy.

Tuy nhỏ mà cũng có tên họ đàng hoàng, mặc dầu không được sách địa dư nào nói đến cả. Ðó là núi Bà Mọi.

Mắt du khách đang khổ sở nhìn cánh đồng khô cỏ cháy thì rất sung sướng được nghỉ ngơi trên cái xanh mát của hòn núi Bà Mọi nầy, vì cây cối mọc um sùm trên đó.

Một con đường mòn tương đối dễ lên, đưa tới chót núi và khi ra khỏi con đường tối om ấy, nơi cây cối giao nhành khiến nó giống một hang núi, thì người ta ngạc nhiên thấy trước mặt đứng lên một ngôi chùa cổ rêu phong.

Ấy, người Á Ðông ta tin rằng ở rừng núi, chùa chiền mới linh, nên mặc dầu tín đồ ở tận mãi ngoài sông cách đó bảy tám cây số, các sư cũng tìm cách mang vôi gạch đến đây để cất linh tự.

Ðỉnh núi bằng và sói sọi không phải vì người ta đốn cây để cất chùa mà vì những tảng đá xanh nổi ngổn ngang trên đó không cho thảo mộc sống được.

Trước sân chùa, sáu phiến đá lớn hơn hết họp lại thành một búp sen đá trông khá giống hoa sen và khá đẹp, và trong lòng búp sen ấy nhú lên một trụ đá tròn, to bằng bắp chơn. Hình như ai đó đã đẽo đá, cặm vào đó để ếm cái gì hoặc đề giả làm nhị sen.

Sư trưởng là một người đàn ông còn trẻ, đầu không cạo trọc, ăn nói có vẻ có học và không quê một chút nào. Chúng tôi đi thăm chùa ấy, thuộc làng Tân Ðịnh năm 1945, giữa mùa nực. Sự ân cần đón khách của sư trưởng đối với sự keo kiệt về nước uống của ông ta khiến chúng tôi ngạc nhiên.

Ðoán biết nỗi khó chịu của chúng tôi, sư trưởng phân trần:

- Các anh tính, từ ngoài sông vào đây phải đi bảy cây số đường rừng, nên một đôi nước lên được chùa nầy là trở thành quí như nước cam lồ của Phật.

Ðoạn, chỉ vào nhị đá của búp sen, sư trưởng nói:

- Búp sen nầy ấp ủ một dòng nước thần nhưng từ ba trăm năm nay nó đã tắt chảy, thành ra chúng tôi phải nhịn khát dữ lắm.

- Một dòng nước, thưa nhà sư? Tại sao trên núi cao lại có nước, còn ở dưới đồng bằng...

- Ấy, như vậy là sự thường. Có lẽ mạch nước đang âm thầm chảy dưới đất thì tới đây đất nhô lên thình lình, nên nó bị đưa lên cao. Khi đất nhô, đất bị nứt ra nơi trên đầu, cái mạch như một huyết quản bị bể nơi ấy, xoi lỗ mội mà ra.

Chúng tôi ngạc nhiên hết sức vì sự giải thích của nhà sư rừng nhắc chúng tôi nhớ lại những bài học về địa chất học ở nhà trường.

Chúng tôi nhìn kỹ nhà sư để tìm biết coi ông là người trong giới nào bước vào làng Phật giữa rừng nầy.

Nhà sư vẫn thản nhiên, và như muốn đánh trống lảng, chỉ vào búp sen mà thêm:

- Các anh thấy sáu cái máng xối đây không? Quả thật thế, từ sau khe đá giữa sáu phiến đá hợp thành búp sen, sáu đường nước giống như sáu sợi dây thòng xuống chơn núi. Dấu nước chảy khuyết đất ngày xưa vẫn còn ràng ràng và những hòn đá cuội giữa các mương bị lột trần đất như nằm lăn lóc đó mà chờ những giọt nước mát không bao giờ chảy qua nữa.

Sáu đường mương lố dạng một quãng rồi mất hút trong cây cối xanh um, trừ cái mương mà người ta dùng làm đường mòn lên núi. Chính do con đường nước cũ mà chúng tôi leo đến đây mà không ngờ.

- Ðó là sáu con suối từ cái mội nầy chảy xuống đề tưới lên cho mát đất bằng dưới kia.

- Nhưng ai cắc cớ bịt mội bằng cục đá nầy?

Sư trưởng làm thinh, kéo chúng tôi ra phía sau chùa, chỉ vào một cái miếu đổ:

- Ðây là đền thờ Bà Mọi. Chính bà ấy đã làm tắt suối dó.

Khi di cư vào Nam, cách đây trên ba trăm năm, đồng bào ta không phải gặp toàn người Thủy Chơn Lạp như phần đông đã tưởng.

Ở miền Ðông Nam Việt, ta chạm phải người Mọi mà bây giờ người ta kêu là người Sơn Cước, mặc dầu danh từ Mọi không có gì xấu hết và danh từ Sơn Cước chỉ là danh từ tổng quát không phân biệt đúng bộ lạc nào trong đám Sơn Cước cả.

Ta phá rừng, và dân Mọi tìm đủ cách cản trở. Họ không tiếc đất với ta, vì đất còn minh mông, họ cũng không xấu bụng với ta vì họ là những người có căn bản tốt.

Nhưng họ quyết giữ rừng, vì rừng với họ như nước với cá. Họ sống nhờ rừng vì rừng là cái kho trữ các sinh vật nuôi họ. Họ thương rừng vì rừng là khung cảnh quen thuộc của họ.

Ðám người khai phá khu rừng quanh hòn núi nhỏ ấy bị phá phách đủ thứ: nào là mùa màng bị nhổ quăng đi, đi đường rừng bị phục kích bằng tên thuốc v.v...

Người ta rình mò dò dẫm mãi mới biết được kẻ phá hoại là một mụ Mọi già tóc tai bờm xờm, trông rất ghê sợ.

Biết thế nhưng họ không làm gì được mụ ta vì động một cái là mụ biến mất vào rừng sâu.

Người Việt ta chỉ còn một nước là lấn lần vào rừng bằng cách đốn cây, mong rằng đồng bằng sẽ đuổi mụ ta đi nơi khác hoặc rồi mụ ta sẽ chết trước khi họ phá hết rừng.

Rừng già bị gặm ngày một, chậm mà chắc chắn, mãi cho đến ngày kia thì vòng vây đã siết chật quanh hòn núi như ở nhà quê người ta cạo trọc đầu con trẻ, chừa lại chiếc bánh bèo.

Bấy giờ công tác phá hoại của Bà Mọi tăng lên gấp bội và mang một vẻ bối rối, tuyệt vọng. Người Việt ta chỉ cười hề hề vì họ biết sức một cá nhơn không tài nào phá hủy công việc của hàng ngàn người được.

Nhưng một sáng kia họ ngạc nhiên hết sức mà thấy sáu con suối chảy qua đất mới khai khẩn hình như là cạn bớt đi.

Một người nói không ai tin, nhưng rồi nhiều người quan sát xác nhận điều đó nên cả đoàn người di cư đều xúm nhau mà rình mực nước.

Nước suối cạn lần thật, y như là đất khô hút lần nó và mãi cho đến chiều hôm ấy thì sáu dòng nước nhỏ cạn queo.

Sông cạn, núi mòn, đó là những hiện tượng họ nghe nói trong sách vở nhưng chưa hề thấy bao giờ. Những người trẻ tuổi và đàn bà hốt hoảng lên, xem đó là một thiên tai và tin rằng trời hại họ, hoặc thần đất, thần rừng phạt tội xúc phạm của họ nên mới cướp mất nguồn sống của họ đi. Những người tuổi tác sáng suốt hơn một chút nên thấy ngay rằng Bà Mọi đã nhúng tay vào vụ đó.

- Phải rồi - các người trẻ tuổi nghe có lý nên đồng reo lên - Chính đây là cái ngón cuối cùng của mụ ta đề phá bọn mình.

Rồi họ rùng rùng rủ nhau lên núi để bắt Bà Mọi, chớ không đùa cợt công việc phá hoại vô hiệu quả của bà ta như trước nữa.

Nhưng những ông lão ngăn họ lại:

- Các anh dại dột quá. Nếu mụ ta ngăn suối chảy được là mụ ta có pháp thuật chi đó, nên mới yểm nước một cách hiệu nghiệm như vậy. Liệu các anh có đủ tài bắt một người có pháp thuật chăng? Mà đừng nói chi là pháp thuật, nội trước cái tài trốn chui trốn nhủi trong rừng của mụ ta, các anh cũng đã bó tay từ trước đến giờ rồi.

Bây giờ chỉ còn một cách là đốt hòn núi nầy, mụ ta có tài thánh ra cũng không được. Với lại lá bùa, mụ ta giấu ở đâu mình cũng chẳng biết. Ngọn lửa sẽ đốt rụi tất cả, kể cả lá bùa bí mật kia nữa.

Cả đoàn đồng hoan hô các ông lão, rồi họ vác rựa mà đốn rạp khu rừng mỏng còn sót lại, viền quanh trái núi. Xong đâu đấy, họ nổi lửa lên mà đốt đống cây ấy.

Giữa mùa nắng, cây dầu cháy quanh làm mồi cho cả một đám rừng ngã rạp, lửa cháy rần rần. Thú rừng nhỏ như chồn, thỏ, mang, mền, thoát thân chạy vọt ra ngoài đồng trống, nhưng Bà Mọi thì mãi không thấy bóng hình.

Bà ta biền đi chăng? Cả đoàn người Việt di cư nơi vùng đó đã vây chặt quanh núi mà đón mụ ta, vây chặt đến con thỏ cũng ra không lọt, thế mà không thấy tăm dạng người đàn bà dị tướng: hai tai đeo hai ống tre và cổ đeo răng cọp kia.

Ðến chiều tối thì lửa đã cháy đến chơn núi. Ngọn lửa bắt đầu leo dốc, ở xa trông thấy nó bò lần lên với những lưỡi lửa vói liếm đầu lá, rồi như níu vào ngọn cây mà rướn mình lên.

Bóng đêm lần xuồng là cả một góc trời đỏ rực lên. Bóng dáng của đoàn người Việt di cư nổi lên nền lửa rừng đêm, trông cổ quái như người tiền sử ăn lễ lửa vui vầy.

Lửa leo núi được vài giờ thì người ta nghe tiếng hú dài ghê rợn trên đỉnh núi nổi lên.

Tiếng hú như kêu gọi một cách tuyệt vọng đồng bào sơn dã của mụ đến giải thoát mụ ta. Nhưng mụ có lẽ là người độc nhất của cái sóc này mà dân cư tiêu rụi hết từ lâu vì bệnh hoạn, nên tiếng kêu của mụ mất hút trong không khí, không có lấy một tiếng vang nào vẳng lại.

Tiếng hú vang rền từng hồi, hấp hối, rồi lại nấc lên và rốt cuộc chết lần, tất hẳn, trong ngọn lửa cao ngất trời đã bỏ lên tới đỉnh.

Hơi hú cuối cùng thê thảm quá khiến đoàn người Việt se thắt lòng lại, quặn đau một niềm bất nhẫn. Những ông cụ già có học Nam sử đều rưng rưng lệ nhớ lại những tiếng kêu thương khác của người Hời vong quốc âm thầm khóc điêu tàn của giống nòi.

- Tranh sống! Trời ơi! Tranh sống ác liệt thay! - Một ông lão lầm bầm như vậy rồi nước mắt chan hòa.

Hai ngày sau, khi than đã tắt hét, người ta mò lên núi. Sáu dòng suối vẫn tắt nghẹt khiến cho họ nghi là lá bùa bị đè dưới một tảng đá. Họ tìm quanh thì thấy giữa búp sen, cấm ngập ngay mội nước, một cái nút bằng cây gồ.

Cây gồ là một thứ cây hễ thấm nước là nở ra, người Việt ta ngày xưa chưa biết chất cốt mìn, dùng để bắn đá núi. Họ khoét trong đá núi một hàng lỗ sâu rồi trồng những nút ấy xuống đó. Họ tưới nước vài ngày là gồ nở mạnh và đẩy tét hai một tảng đá lớn. (Cách đây vài mươi năm, dân làm đá ở Bửu Long, Biên Hòa, cũng còn dùng phương pháp ấy).

Nút gồ nở lớn quá, họ cạy mãi để giải thoát mội nước mà không được.

Nước mội lại chứa nhiều chất đá vôi nên ngày lại ngày rỉ ra, tiết chất đá vôi, chất nầy khô cứng lại và hóa thạch cái nút kia, nên càng không lay chuyển nó được.

Dân phá rừng đành phải cam chịu ruộng khô và để tưởng nhớ một người đàn bà oanh liệt, đã bảo vệ quê hương đến hơi thở cuối cùng, họ cất miếu thờ Bà Mọi trên núi và đặt tên núi là núi Bà Mọi.

- Còn ngôi chùa nầy, sư trưởng tiếp, thì chỉ mới dựng lên độ sáu mươi năm nay thôi.
 

Nguồn: binhnguyenloc.com

 

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

ĐƯA EM ĐẦU ẢI CUỐI GHỀNH - Trần văn Nghĩa

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ngàn năm mây vẫn bay sầu
tìm ai bến cũ sông sâu trăng tàn

nhớ em áo dệt hoa vàng
gió thương mến cũ trên hàng cây thu

để lòng theo bước tiểu thư
để lòng biếc lệ tương tư khóc người

để ta gởi mộng bên trời
mối tơ vương vẫn bên đời tơ vương

ai về trên bến tầm dương
xuôi hồn tôi chết dọc đường mưa giăng
 
tìm đâu lại một vầng trăng
trăm đau xót trổ đòng đòng bông phai
 
người đi cố quận u hoài
chim bay đầu núi, gió ngoài vườn xưa
 
thôi rồi cửa bể buồm đưa
tôi trăm ngọn sóng theo đùa tà huy.
 
                                      TRẦN VĂN NGHĨA
 
(Trích tuần báo Mây Hồng số 16)




Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

TIỀN CHUỘC TÙ TRƯỞNG DA ĐỎ - O. Henry

 

 

Mọi việc trông như suôn sẻ. Nhưng hãy đợi đến khi tôi kể hết cho bạn nghe. Khi Bill Driscoll và chính tôi xuống miền Nam thuộc tiểu bang Alabama, thì ý nghĩ bắt cóc nảy ra trong đầu. Ở đó có một thị trấn hẹp như chiếc bánh kếp, tên là Summit. Bill và tôi có chừng sáu trăm đô la, chúng tôi chỉ cần thêm hai ngàn đô la nữa là đủ cho phi vụ mua bán đất chui ở Illinois.

 

Chúng tôi bắt đầu chọn nạn nhân, nhận ra duy nhất chỉ có một thằng nhóc, con của lão  Ebenezer Dorset là người có thế lực trong thị trấn. Thằng nhóc lên mười tuổi có mái tóc đỏ. Bill và tôi cho rằng lão Ebenezer sẽ phải trả hai ngàn đô la tiền chuộc để nhận thằng bé về. Nhưng hãy đợi đến khi tôi kể hết cho bạn nghe.

 

Cách thị trấn Summit chừng hai dặm có một ngọn núi nhỏ phủ đầy cây tuyết tùng. Phía sau ngọn núi có một lỗ hổng, chúng tôi giấu hành lý ở hang động đó.

 

Đêm nọ, chúng tôi đánh chiếc xe ngựa ngang qua nhà lão Dorest. Thằng nhóc đang ở trên phố, ném đá vào một con mèo trên hàng dậu đối diện. Bill nói:

 

- Này em bé! Em muốn có một túi kẹo và một cuộc dạo chơi tuyệt vời bằng xe ngựa không?

 

Thằng nhóc nhìn thẳng vào Bill bằng cặp mắt sắt đá, tinh thần sẵn sàng chiến đấu như một động vật hoang dã. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng dụ được thằng nhóc lên xe, đưa xuống ngồi ở dãy cuối rồi đánh xe chạy một mạch đến hang động. Thằng nhóc có hai chiếc lông chim to cài trên tóc. Nó đưa tay chỉ vào một chiếc cho tôi xem, rồi nói:

 

- Ha! Bọn da trắng. Các ngươi dám xông vào trại của tù trưởng da đỏ, khủng bố người da đỏ phải không?

 

Bill xăn chiếc quần dài của thằng nhóc lên, xem các vết thương trên đôi chân nó, rồi nói:

 

- Hiện giờ thằng nhóc khỏe mạnh. Chúng ta đóng vai người da đỏ. Ta là già Hank chuyên bẫy thú, bị tù trưởng da đỏ bắt giữ. Ta sắp bị lột da đầu lúc rạng đông!

 

Tôi nói với thằng nhóc:

 

- Này tù trưởng da đỏ, ngươi có muốn về nhà không?

 

Thằng nhóc hỏi:

 

- Ô, để làm gì? Ở nhà ta không có trò gì vui cả. Ta ghét đi học, chỉ thích đi cắm trại ngoài trời. Các ngươi sẽ không đưa ta về nhà nữa phải không?

 

Tôi đáp:

 

- Không phải ngay bây giờ. Chúng ta sẽ ở đây, trong cái động này một thời gian đã!

 

Thằng nhóc nói:

 

- Tốt! Đó là ý tốt. Suốt đời ta chưa bao giờ có cuộc vui nào như thế này.

 

Rồi đến 11g đêm, chúng tôi đi ngủ. Vừa tảng sáng, tôi bị đánh thức bởi một loạt tiếng thét kinh hoàng của Bill. Thằng nhóc đang ngồi trên ngực Bill, một tay giữ tóc tay kia cầm một con dao bén, cố cắt da đầu của Bill như lời nói tối hôm qua. Tôi vội giật con dao khỏi tay nó. Nhưng sau sự việc đó, tinh thần của Bill suy sụp. Bill nằm ngủ, nhưng không bao giờ nhắm mắt lại chừng nào mà thằng nhóc còn ở với chúng tôi.

 

Bill hỏi:

 

- Mày có cho rằng có ai đó sẽ trả tiền chuộc để nhận một thằng tiểu yêu như thế về nhà không?

 

Tôi nói:

 

- Chắc chắn. Một thằng nhóc như thế đúng là loại mà bố mẹ chúng thương yêu chiều chuộng. Bây giờ mày gọi thằng nhóc tù trưởng dậy đi và làm cái gì để ăn, trong khi đó tao lên trên đỉnh núi này nhìn xung quanh xem sao.

 

Tôi trèo lên đỉnh ngọn núi, quan sát khắp thị trấn Summit, mong thấy cánh đàn ông trong làng lùng sục các ngõ ngách để tìm thằng nhóc mất tích, nhưng tất cả yên lặng như tờ. Tôi tự nhủ: “Có lẽ chưa ai biết các con sói đã đưa con cừu non vào khe núi đâu!” rồi leo xuống núi.

 

Khi trở lại hang động, tôi thấy Bill quay lưng ngược ra thở hổn hển, còn thằng nhóc đang dọa đập hòn đá vào Bill. Bill phân trần:

 

- Nó áp một củ khoai tây nóng hổi vào lưng tao, rồi lấy chân đè lên. Tao đã tát vào tai nó, mày có đem theo cây súng nào không Sam?

 

Tôi giật hòn đá khỏi tay thằng nhóc, rồi cố can ngăn cuộc cãi lộn. Thằng nhóc dọa Bill:

 

- Ta sẽ trừng phạt ngươi. Chưa bao giờ có ai dám tấn công tù trưởng da đỏ, ta không thể không đáp trả lại việc này. Tốt hơn ngươi nên cẩn thận!

 

Sau khi ăn xong, thằng nhóc gỡ một vật bằng da có dây buộc quanh trên bộ y phục đang mặc rồi đi ra ngoài hang động tháo ra. Sau đó chúng tôi nghe tiếng hò hét rất lạ lùng. Thằng nhóc quàng dây vào một tay, tay kia quay chiếc dây quanh đầu càng lúc càng nhanh. Rồi ngay sau đó tôi nghe tiếng thét thất thanh của Bill. Một viên đá bằng quả trứng đập vào ngay sau tai trái của Bill. Bill té vào đống lửa bên kia chiếc chảo nấu nước nóng để rửa đĩa. Tôi vội vàng kéo Bill ra, giội nước lạnh lên đầu Bill trong nửa tiếng đồng hồ, xong chạy ngay ra ngoài tóm thằng nhóc, lay mạnh, quát lên:

 

- Này thằng nhóc, tao nói cho mày biết nếu mày không sửa đổi hành vi, tao sẽ đưa mày về nhà ngay nghe không. Nào, bây giờ nói cho tao biết mày sẽ sửa lại không?

 

Thằng nhóc đáp:

 

- Ta chỉ đùa thôi. Ta không có ý làm cho Già Hank đau đâu. Nhưng ta không hiểu hắn đánh ta để làm gì? Ta sẽ cư xử đàng hoàng nếu ngươi không đem ta về nhà!

 

Tôi nghĩ tốt nhất là gửi một bức thư cho lão Dorset ngay ngày đó để đòi tiền chuộc và thông báo cách thức trao tiền. Nội dung bức thư như thế này:

 

“Chúng tôi hiện đang giữ con trai của ông ở một nơi rất xa thị trấn Summit. Chúng tôi yêu cầu ông trả 1.500 đô la để nhận nó về; tiền chuộc giao vào ngay nửa đêm tối nay ở cùng một nơi và đặt trong cùng chiếc hộp như thư trả lời của ông. Nếu ông đồng ý những điều kiện này, hãy viết thư trả lời gửi cho người đưa tin vào lúc 8g30 tối nay. Sau khi băng qua Owl Creek, trên đường tới Poplar Cove, ở đó có ba cây cổ thụ. Ngay dưới chân hàng rào, đối diện cây thứ ba, sẽ có một chiếc hộp nhỏ. Người đưa tin sẽ bỏ thư trả lời vào chiếc hộp này và phải quay lại thị trấn Summit ngay lập tức. Nếu ông không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi, ông sẽ không bao giờ gặp lại thằng con của ông lần nào nữa đâu. Còn nếu ông trả tiền chuộc như yêu cầu, thì trong vòng ba tiếng đồng hồ, thằng con của ông sẽ trở về với ông an toàn và khỏe mạnh!”

 

Tôi cầm bức thư, đi thẳng tới Poplar Cove, ngồi gần bưu điện và cửa hàng bách hóa. Có một ông già ở đó nói rằng ông nghe ở thị trấn Summit đang xôn xao thông tin thằng con trai của ông Ebenezer Dorset bị thất lạc hay bị bắt cóc gì đó. Đó là tất cả những gì tôi muốn biết. Tôi gửi bức thư rồi đi ngay. Người bưu tá nói một giờ nữa xe đưa thư sẽ đến nhận thư để đem đến thị trấn Summit giao.

 

Đến 8g30, tôi đã ngồi trên cây cổ thụ thứ ba, đợi người đưa tin đến. Đúng vào giờ đó, một thằng bé mới lớn cỡi chiếc xe đạp đang trên đường tới đó. Nó thấy chiếc hộp dưới chân hàng rào, vội dừng xe lại rồi tiến đến chiếc hộp, bỏ bức thư được xếp ngay ngắn vào, rồi đi ngược về hướng thị trấn Summit. Tôi trượt xuống cây cổ thụ, lấy bức thư, nhanh chóng quay ngược về hang động trong vòng nửa giờ. Tôi mở bức thư đọc lên để cho Bill cùng nghe. Bức thư đã viết như thế này:

 

“Thưa quý ông! Tôi đã nhận thư của quý ông yêu cầu tiền chuộc để trả thằng con trai của tôi về nhà. Tôi cho rằng quý ông yêu cầu hơi cao, do đó tôi có một đề nghị ngược lại mà tôi tin quý ông sẽ chấp nhận. Quý ông hãy đưa thằng Johnny về nhà và trả cho tôi hai trăm năm mươi đô la thì tôi sẽ dang hai tay ra nhận thằng bé về từ tay quý ông. Tốt hơn quý ông nên đến vào lúc nửa đêm bởi vì hàng xóm đang nghĩ rằng nó bị lạc. Và tôi sẽ không chịu trách nhiệm về những gì họ cư xử đối với bất kỳ ai mà họ thấy người đó đem thằng bé về. Kính thư, Ebenezer Dorset.”

 

Tôi thét lên:

 

- Táo tợn thật! Đúng là bọn đại hải tặc Penzance…

 

Nhưng tôi nhìn Bill rồi dừng lại. Đôi mắt Bill hiện lên sự cầu khẩn thiết tha nhất mà tôi đã từng thấy ở một con vật câm hoặc không biết nói. Bill nói:

 

- Sam này, xét cho cùng thì hai trăm năm mươi đô la là gì? Chúng ta có tiền, thêm một đêm nữa với thằng nhóc này sẽ làm tao điên mất. Tao cho rằng ông già Dorset có ý tốt với chúng ta. Mày sẽ không để vuột mất cơ hội phải không?

 

Tôi đáp:

 

- Hãy nói sự thật đi Bill! Con cừu non này cũng đã chọc tức tao. Chúng ta đưa nó về nhà, trả “tiền chuộc” rồi cút nhanh.

 

Tối đó chúng tôi đưa thằng nhóc về nhà. Chúng tôi dụ được thằng nhóc đi bằng cách kể cho nó biết rằng ba nó đã mua một cây súng để hôm sau cả bọn chơi trò đi săn gấu. Đúng 12g đêm, chúng tôi gõ cửa nhà lão Ebenezer. Bill đếm hai trăm năm mươi đô la, rồi giao tận tay lão. Khi thằng nhóc nhận ra việc chúng tôi sắp kế hoạch bỏ nó lại, nó khóc rống lên, dùng hết sức ôm chặt một chân của Bill. Lão Ebenezer từ từ kéo nó ra. Bill hỏi:

 

- Ông có thể giữ thằng nhóc trong bao lâu?

 

Lão đáp:

 

- Bây giờ tôi không còn mạnh như xưa, nhưng tôi có thể hứa với các ông là tôi giữ được nó trong vòng 10 phút.

 

Bill đáp:

 

- Đủ! Trong 10 phút tôi sẽ băng qua các tiểu bang ở miền Trung, miền Nam và vùng trung tâm phía Bắc Hoa Kỳ, rồi chạy đến biên giới Canada.

 

Rồi trong lúc bầu trời tối đen như mực, Bill với thân hình béo phì nhanh như chớp đã thể hiện mình cũng chạy giỏi như tôi, anh ta đã thoát khỏi thị trấn Summit một dặm rưỡi trước khi tôi bắt kịp.

 

 

TRẦN PHI TƠ (dịch)

 

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

VỰC HỒNG - Phan Nhã Uyên Uyên

 

Buổi chiều thứ hai bất ngờ Nhã Lan về thăm tôi. Áo dài trắng thướt tha, chiếc khăn màu nâu cà phê sữa choàng hờ ngang cổ, mái tóc dài đen nhánh và rối bời bay phất phới theo chiều gió ; chiếc kính với hai mặt thật to và tròn, màu xanh lơ che khuất cặp mắt và một phần trán rộng phẳng phiu. Ở nàng có một vẻ gì vừa trẻ thơ vừa ngậm ngùi. Tôi đứng sững ở cửa buồng trong dáng điệu kinh ngạc.

- Trời ơi, có phải em về thăm chị đó không Lan.

Lan vứt va li xuống ngạch cửa giọng mệt mỏi:

- Em về chị không mừng sao?

Tôi tỉnh người chạy ào ra cửa xách va li vào. Lan tháo cặp kính xuống đặt ngay ngắn ở bàn dáng uể oải.

- Em mệt ngất ngư, cho em ngủ một giấc, tối em nói chuyện với chị.

Buổi tối, cơm nước xong, chúng tôi rủ nhau ra chơi ở sân. Đêm nồng mùi đất mới, mùi cỏ khô vừa đốt ban nãy ở góc sân. Lửa đã tắt, chỉ còn một vài sợi khói nhỏ bay lên lan tỏa trong không khí. Những bông sứ thơm ngát. Khoảng sân rộng lênh láng một màu trăng. Tôi bắc chiếc ghế mây dựa vào thân cây sứ, tay vịn hờ ở một cành khô sắp gãy, thở những hơi dài thơm tho, đôi mắt long lanh một nỗi buồn dịu vợi.

- Chị làm gì từ lúc em bỏ đi (Lan bắt đầu câu chuyện một cách bất ngờ như thế)

Tôi cười (nếu tôi khóc được lú này thì hay hơn).

- Lông nhông cho qua hết tháng ngày.

- Chị có về Đ không?

- Có, nhiều lần, nhưng chẳng biết để làm gì.

- Còn anh H?

Tôi rên rỉ:

- Thôi đừng hỏi nữa, Nhã Lan.

Nhã Lan thở dài, ngẩng mặt nhìn lên bầu trời thật nhiều sao, lấp lánh và nói một cách lơ đãng:

- Em tưởng chị hạnh phúc lắm từ khi em bỏ đi.

- Em nghĩ mọi chuyện giản dị đến thế sao. Còn em chắc đã tìm được hạnh phúc mới?

- Chị nghĩ em sung sướng lắm sao, kể từ khi bỏ đi xa.

Thốt nhiên nàng ôm mặt khóc nức nở. Đêm xuống thật gần, sương trải đều trên bờ cỏ úa ở ven sân, những ngọn khói đã tắt tự bao giờ. Một vài bông sứ rụng dưới chân tỏa hương ngào ngạt. Bờ vai Lan rung đều theo tiếng nấc. Tôi nhắm đôi mắt lại, cảnh vật xung quanh vụt biến mất, chỉ thấy lảng vảng đâu đây chút mùi hương quá khứ nồng mặn.

*

Năm đó tôi hai mươi tuổi, học Đệ Nhị. Vì nhà xa tôi phải mướn nhà trọ ở gần trường cho tiện. Để tôi vơi nỗi buồn xa xứ mà tôi gửi người em họ là Nhã Lan lên ở với tôi cho có bạn. Nhã Lan học Đệ Tứ cùng trường với tôi. Cảnh lạ, quê người nên hai chị em chẳng mấy chốc trở nên thân thích nhau. Tôi vốn tính nhút nhát nên rất ít bạn bè, trái lại, Lan có rất nhiều bạn, tuổi mười bảy của Lan rộn rã những môi cười. Lan có vẻ hồn nhiên của một người con gái mới lớn pha lẫn chút tinh ranh của loài sóc nên rất dễ làm cho mọi người cảm mến. Một trong những người đến thăm Lan thường xuyên là H. H hai mươi hai tuổi, dáng dong dỏng cao, giọng nói nhỏ nhẹ hiền từ quen Lan trong buổi sinh nhật của M (em chàng và là bạn của Lan). H đến nhà trọ thăm chúng tôi rất thường xuyên. Theo Lan, H là một mẫu đàn ông dễ chịu. Nàng còn nói:

- Em ghét thứ con trai lắm mồm lắm miệng. Nói nhiều là một tánh tốt của con gái (nàng nhấn mạnh chữ "tánh tốt" một cách tinh quái), còn con trai nói nhiều là hết xài.

Hình như H luôn cố gắng làm vừa lòng mọi người. Những buổi chiều rỗi rảnh chúng tôi gồm bốn người : H, M, Lan và tôi họp nhau ở nhà trọ tôi uống trà, bàn chuyện vớ vẩn và trong những câu chuyện H và Lan luôn là những kẻ xông xáo và hăng hái nhất. Còn tôi và con bé M luôn yên lặng ngồi nghe. Đến những câu thích thú chúng tôi khều tay nhau và bật cười vui vẻ. Rất nhiều buổi chiều như thế trôi qua một cách thoải mái. Lâu dần tôi đâm ghiền nghe giọng nói của H (ôi cái lối nói chuyện hấp dẫn và tế nhị làm sao quên). Những ngày H bận học thi không qua chơi được tôi thường đi thơ thẩn trong nhà tưởng đến giọng chàng nói, tiếng chàng cười, cái dáng ngồi vững chãi, nghiêm trang... tự nhiên tôi nhớ H hết sức. Đôi lúc tôi tự hỏi có phải mình đã yêu H rồi chăng? Không phải đâu, chỉ là chút xao xuyến nhẹ nhàng của tuổi hai mươi thôi Uyên, vả lại chàng là bạn của Lan mà, những lúc đó tôi bối rối vô cùng.

Một niên học sắp chấm dứt. Gần một tuần nữa là bãi trường, tôi nằm lì ở nhà không thèm đến lớp. Tôi sợ nghe tiếng ve sầu kêu não nuột và nhìn những cánh phượng đỏ rực ở sân trường. Chắc gì tôi cầm được nước mắt khi nhìn những thứ ấy.

Một buổi tối Lan đi vắng, bất thần H đến thăm tôi. Tôi bối rối ra mặt. Tôi lí nhí mời chàng ngồi. Chàng ngồi yên ở ghế và nhìn tôi đăm đăm. Thật lâu sau chàng nói, giọng từ tốn chậm rãi:

- Tôi yêu Uyên.

Tôi mở đôi mắt thật to tưởng chừng như sắp rách, sững sờ nhìn chàng. Chàng đứng dậy giọng nhỏ nhẹ:

- Sở dĩ tôi nói với Uyên một cách hơi vội vã như thế vì mai tôi phải đi xa, sợ không có dịp nào gặp lại nhau lần nữa.

Tôi ôm đầu nghĩ ngợi. Tôi nhớ những đêm Lan tâm sự với tôi. Tôi hiểu con bé đã yêu H. Tôi cắn răng nói với chàng:

- Xin lỗi H, tôi không thể...

H ngắt lời tôi:

- Thôi, tôi đã hiểu. Nhưng mong Uyên chiều tôi lần cuối là, mai nhớ ra tiễn tôi ở bến xe, lần cuối.

- Vâng.

Buổi tối Lan về, tôi kể cho con bé nghe chuyện đó, đôi mắt Lan đỏ hoe.

*

Tám giờ xe chạy nhưng 7g30 tôi đã có mặt ở bến xe. Buổi sáng trời còn nặng hơi sương. Những cụm mây màu trắng đục bay là đà trên đỉnh đầu. Một vài tia nắng mặt trời le lói nhô lên sau những hàng sao bên đường. Bến xe, khách hàng nhộn nhịp. Một vài cặp có lẽ là tình nhân chia tay nhau coi bộ bịn rịn. Tôi buộc lại mái tóc bằng sợi dây màu vàng. Gió thổi mạnh cuốn tung hai tà áo. Tôi đứng xớ rớ gần quầy vé. Tiếng người nói xôn xao. Tám giờ H đến, chiếc vé xe trong tay chàng đập thẳng vào mắt tôi. Chàng đến gần tôi, dịu dàng:

- Cám ơn Uyên đã đến.

Tôi ứa nước mắt. Chúng tôi đứng với nhau như thế một lúc. Tiếng còi xe chợt vang lên inh ỏi. Tôi nghe tiếng chàng thì thầm:

- Vĩnh biệt Uyên. Mong em chẳng quên tôi.

Nước mắt lăn dài trên má. Tôi nghe đâu đây những câu thơ của ai ngân vang buồn bã:

"Người đi sao? Ừ thôi người cứ đi.
Buổi tàn thu trời đất não nề
Tôi đứng tiễn người bên phố nhỏ
Giọt lệ thầm rơi xuống cánh tay che...

Người đi rồi chỉ mình tôi ở lại
Tà áo bay lồng lộng giữa chiều tà
Tôi một mình với năm ngón tay khô
Run rẩy vẫy giữa nghìn cơn gió thổi

Người đi rồi nỗi buồn chợt tới
Tuổi hai mươi lơ láo những môi cười
Sẽ không còn từ đó một ngày vui
Giữa lớp sóng đời đời thổi đến..."

Xe chạy một đoạn xa, tôi lủi thủi trở về nhà. Căn phòng trọ lạnh lẽo. Lan đi đâu mất. Một phong thư đặt ở đầu giường còn thơm mùi mực. "Em đi cho chị được hạnh phúc". Bức thư chỉ có ngần ấy chữ. Tôi úp mặt xuống giường khóc nức nở.
 
*

Thời gian trôi đi. Thoắt cái đã 5 năm. Mỗi người chúng tôi tản mác đi một hướng. Hôm nay Lan trở về với chút nắng bụi ngẩn ngơ. Riêng H chẳng biết phiêu dạt phương nào.

Nhã Lan, cuối cùng chúng ta vẫn là những kẻ cô đơn phải không em!...


PHAN NHÃ UYÊN UYÊN        

(Trích tuần báo Tuổi Ngọc số 91, tuần lễ từ 1-3 đến 8-3-1973)

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

XEM BÓI - Nam Cao

 

Hắn tưởng hắn chỉ nhọc thôi. Nhưng đi qua một tiệm ăn, nghe tiếng mỡ reo trong chảo và ngửi những mùi xào nấu đưa ra, hắn mới biết rằng hắn lại còn đói nữa. Chính vì đói cho nên mới nhọc đến thế, mà đói cũng phải; tối hôm qua nhịn, sáng hôm nay chỉ ăn có một dánh khoai lang bằng ngón chân cái rồi đi ngay; chưa cơm nước gì… “Làm một bát phở chăng?” bụng hắn nghĩ thế nhưng chân hắn cứ đi. Đi qua tiệm ăn mấy bước, hắn nuốt nước dãi kêu đánh ực. Hắn cố xua hình ảnh một bát phở bốc khói ra khỏi trí. Bởi vì phở thì ngon thật. Nhưng mà đắt. Mà lại lõng bõng nhiều nước quá. Tiếng rằng một bát, nhưng nếu chỉ kể nguyên bánh và thịt, khó mà được năm miếng thỏa. Đúng hai hào một bát, biết ăn mấy bát? Nhiều: không đào đâu ra tiền được; ít: dở miếng càng thêm khổ, mà lát nữa đi đến ngoài kia, tiểu tiện đánh tòe một cái, lại đâu vào đấy: bụng đói hoàn đói… thà làm mấy hào cơm cho chắc dạ…

Hắn vừa đi vừa suy nghĩ thế, mặt hắn cúi gằm xuống đất, gần như chẳng nhìn thấy gì, bởi cái lối đi đã thuộc quá, có nhắm mắt mà đi cũng không sợ lạc. Đến hàng cơm mọi khi, hắn cứ rẽ vào, rồi mới ngẩng mặt lên. Vừa ngẩng lên hắn tức thì tưng hửng. Đôi lông mày sâu róm của hắn nhấc cao đến lưng chừng trán. Đôi mắt hắn rán to. Mũi hắn hếch lên như mũi một con dê con nghe dê mẹ gọi. Hắn có vẻ vừa bỡ ngỡ, vừa cáu kỉnh. Bởi vì vừa rồi, khi mới gần tới đây, hắn đã dọn mồm sẵn để ăn cơm. Thế mà người ta lại không còn bán ở nơi này nữa. Hắn nhìn căn nhà hai tầng quét vôi vàng, bên phải. Hắn nhìn căn nhà hai tầng có cái gác như một cái chuồng chim, bên trái. Hắn nhìn cây bàng to trước cửa… Đúng là cái nhà này, không sai được. Nhưng cái chõng hàng cơm, với những cái chậu sành đựng đồ ăn, với đàn ruồi nhặng như mọi khi, thì không còn thấy. Cửa lùa ở hai bên thì thấy đóng, chỉ thấy để một lối ra vào ở giữa mà thôi. Trước cửa, treo một bức mành mành, như kiểu những nhà để ở, không buôn bán.

Cái hàng cơm đã dọn đi nơi khác hoặc không bán nữa, có thế thôi. Thật giản dị như một bài tính đố trẻ con. Nhưng hắn bực mình nên cứ băn khoăn hỏi mãi: “Thế thì cái cóc gì? Thế là cái cóc gì?”. Hắn lẩm bẩm thành lời. Rồi hắn lại toan xộc vào nhà, để hỏi người trong nhà nữa, làm in như một người đang đòi nợ thấy con nợ của mình chuồn mất. Nhưng mới bước vào khỏi bức mành mành, hắn chợt trông thấy cái biển treo ngang. Ấy là một cái biển nhỏ, màu đỏ thẫm, chữ đen, như cố giấu mình đi. Hắn phải giụi mắt mấy lượt cho khỏi quáng mắt, rồi mới đọc nổi ba dòng chữ viết khắc chìm xuống gỗ: “Thầy bói Cư, trước ở Hà Nội nay dọn về đây, tiền vận, hậu vận, nói mười lời không sai một”. A! Thầy bói. Cái giống này không làm cho no bụng, hắn lui ra, nhưng cũng chưa đi vội. Có lẽ cũng chỉ vì hắn nhọc, mà trời thì nóng, hắn không biết có một hàng cơm nào gần đấy cả. Hắn nhăn nhó, đứng tần ngần một lát. Đi đâu mà ăn bây giờ? Mấy hàng chữ in trên tấm biển của thầy bói lần lượt hiện ra trong óc hắn. Hắn tặc lưỡi, và tự bảo: “Mẹ nó! Hay là mình hỏi xem có rẻ, xem một quẻ”. Tuy thế, hắn vẫn còn do dự. Bởi vì cái sự rẻ chắc là ít có. Tay này đã ở trên Hà Nội, tất phải là tay khá lắm (đối với hắn, cái gì Hà Nội cũng là khá cả: không khá, sao lại có thể góp mặt được với dân Hà Nội?). Lão này chắc phải xem giỏi lắm, xem giỏi thì lấy đắt. Chắc lão phải lấy từ một đồng trở lên. Hắn làm gì có tiền mà xem?… Bởi nghĩ thế nên hắn đã chực vào rồi lại không vào nữa. Nhưng hắn cũng không đi dứt. Bởi vì từ lúc nghĩ rằng: hắn không đủ tiền để mà xem, tự nhiên hắn muốn xem bói quá. Giá độ năm hào mà cũng xem được thì thích thật. Hắn quyết định nhịn đói để xem một quẻ. Để xem người ta nói ra thế nào? Tại sao hắn cứ long đong mãi thế? Bao giờ thì đứng số? Liệu đời hắn có còn bao giờ mở mày, mở mặt ra được nữa hay cứ thế này mãi mãi?… Lòng hắn tự nhiên sầm tối lại. Hắn nghĩ đến nỗi khổ của hắn từ ngày ốm một trận, nghỉ lâu quá mất việc để bây giờ thành thất nghiệp… Những đồ đạc bán đi… Những ngày ăn cháo loãng cầm hơi… Những buổi tối vợ chồng cắn rứt nhau. Những lần vác đơn để khúm núm xin việc hết sở này sang sở khác… Ngay lúc nãy, hắn cũng vừa xin việc ở một hãng chế tạo đồ dùng nọ. Ông chủ hãng cầm lấy tờ đơn của hắn, xem qua một chút rồi trả lại ngay, lắc đầu, đuổi hắn ra. Hắn rơm rớm nước mắt, năn nỉ như một thằng ăn mày xin một đồng xu: “Bẩm ông, ông rủ lòng thương đến con! Ông thuê hàng trăm người nữa có vào đâu? Ông cho con mỗi tháng bao nhiêu cũng được. Con thất nghiệp quá một năm rồi. Nhà nghèo lắm. Ông không thương con thì con chết đói mất…”. Chả biết ông chủ có để ý nghe những lời hắn nói không. Ông cúi mặt, trông xuống quyển sổ lớn tướng mở trên bàn. Bỗng ông ngửng phắt mặt lên, trợn mắt nhìn hắn và sừng sộ:

– Anh không ra còn đứng làm gì đấy?

– Lạy ông, ông không thương con thì con chết đói. Con thất nghiệp…

Hắn toan đọc lại những điều vừa mới nói. Nhưng ông không muốn nghe gì hơn nữa. Ông đẩy hắn ra phía cửa:

– Ra đi! Con khỉ!… Ai hơi đâu mà bạ thằng thất nghiệp nào đến cũng nuôi? Đủ người rồi, ra đi!

Ngay lúc ấy, hắn nghẹn ngào trong cổ. Nhưng chỉ một lúc sau hắn đã bật cười. Bởi nghĩ cho kỹ thì ông nói phải: ông bỏ ra bao nhiêu tiền lập cái hãng của ông, là có ý kiếm lợi chứ có phải mở một nhà tế bần đâu, mà bắt ông phải chứa tất cả những đồ chết đói? Bây giờ nhớ lại, hắn cũng nhếch mép cười một chút. Nhưng cười thì cười, hắn cũng không thể vì thế mà vui vẻ lại. Có điều ý nghĩ của hắn lại quay về lão thầy bói. Hắn tin chắc rằng: lão thầy bói này hay lắm. Lão sẽ dọi một tia sáng vào cõi tương lai mù mịt của hắn. Lão sẽ báo cho hắn biết đời hắn mai sau thế nào?…

“Thì mình cứ vào hỏi xem!… ”. Nhưng sợ đổi ý, hắn chưa nghĩ đến hết câu đã bước vào ngay lập tức.

Mặt hắn hơi tái đi một chút. Tim hắn đập.

Có hai người trong đó, đều nằm cả. Ý chừng họ nghỉ trưa. Một người mặc áo thâm thùng, để nguyên cả cái khăn xếp tàng tàng ở trên đầu và đôi kính đen trên mắt: ông thầy đấy hẳn. Người kia mặt quần áo cánh trắng. Giữa lúc vải khan, xà phòng đắt này mà lành lặn, sạch sẽ được như y kể cũng là sự khó. Bởi vậy mà hắn không đoán được y là gì đối với ông thầy bói: học trò hay đày tớ? Giá ông là người Tàu thì còn dễ hiểu, hắn sẽ bảo: y là thông ngôn. Ông thầy nằm theo bề dọc bộ ghế ngựa quang dầu. Bên trên ông là một cái bàn thờ làm như một cái đôn đóng vào tường. Một cái mành hoa che kín mít đi, nên hắn chẳng biết trên ấy có những chi chi cả. Bên ngoài ông, nghĩa là giữa sập, là một cái tráp, với một cái đĩa để trên, một ống hương và một cuộn hương vòng đang cháy dở, chấm than ủ tròn bốc một dây khói thiu thiu. Anh chàng áo cánh trắng nằm theo chiều ngang bộ ngựa, châu đầu vào với ông thầy bói, làm thành một cái hình thước thợ. Y lim dim ngủ. Nghe thấy tiếng chào của hắn, y nhỏm phắt dậy như một con lật đật. Ông thầy chầm chậm và bình tĩnh hơn. Hắn lại gần anh chàng áo cánh trắng và hỏi khẽ.

– Thưa ông, ở đây xem bao nhiêu một quẻ?

– A, có ba hạng. Nếu ông xem một quẻ chỉ sự hỏi một việc thôi thì có hai hào rưỡi…

Có hai hào rưỡi!… Hắn mở đôi mắt hơi to một chút. Bởi vì đó chính là một sự ngạc nhiên. Nhưng anh chàng kia vẫn nói tiếp. Y pha vào lời nói rất nhiều chữ Nho, hắn không hiểu rõ nên không nhớ kịp.

Nhưng hắn cũng lờ mờ rằng: sau cái hạng hai hào rưỡi, còn một hạng năm hào để xem cả một đời người, (hắn biết vậy nhờ hai tiếng chung thân) và một hạng một đồng để hỏi han đến việc của anh em, bố mẹ… Ờ! Nếu vậy thì rẻ lắm. Hắn sẽ xem một quẻ vào hạng giữa. Hắn ghé ngồi vào cạnh ghế phía trong, có ý để khuất mình vào cánh cửa, để ở ngoài không trông thấy. Người áo trắng nhắc cái đĩa trên mặt tráp đặt ngay trước mặt hắn:

– Ông đặt quẻ.

Hắn móc túi, bỏ vào đấy năm hào. Y lại nhắc cái đĩa đặt về chỗ cũ cho ông thầy bói, rồi đứng lên, ra ngoài. Lão thầy bói mù rút một nén hương, nhờ hắn thắp giùm. Lão mở tráp mấy miếng cau và một xếp độ ba bốn lá giầu không để vào cái đĩa đựng cái giấy năm hào của hắn. Lão đặt nén hương mới thắp nằm ngang ở trên cùng. Rồi sau khi đã hỏi tên, tuổi, làng, tổng, huyện, tỉnh của khách hàng, lão nâng cao cái đĩa lên ngang mặt, và khấn to như một thầy cúng đọc sớ:

– A-di-đà-phật! A-di-đà-phật! A-di-đà-phật!…

Hắn chỉ nghe được ba tiếng, nhắc đi nhắc lại ba lần, trên đầu bài khấn. Rồi đến một hàng chữ Nho, trong đó có tên, tuổi, nơi ở của hắn. Kể rõ ràng như trong một lá đơn. Lão thầy bói mù tịt, nên trong khi lão khấn, hắn có thể nhìn tròng trọc vào cái mặt da thiết bì và béo như phù của lão. Khấn xong, lão gieo tiền, vừa gieo vừa lẩm bẩm đọc những lời bí mật gì. Rồi lão ngồi ngẩn mặt ra một lúc như tính toán. Hắn nhìn đăm đăm vào đôi môi mập mạp và thâm như một miếng thịt trâu luộc chín. Đôi môi ấy chợt mở ra:

– Ông có nhớ giờ sinh không?

– Thưa cụ không biết rõ, chỉ biết vào buổi chiều khoảng chín, mười giờ gì đó.

– Thế thì giờ Tị.

Lão lại lẩm bẩm một lát, rồi mới cao giọng bảo:

– Cứ như cái tuổi của ông, nếu sinh vào giờ Tị, phụ mẫu không còn được song toàn, nghĩa là bố mất mẹ còn hoặc bố còn mẹ mất.

– Không phải thế: bố mẹ cháu khuất cả rồi.

– Thế thì không phải ông sinh vào lúc mười giờ. Chắc là mười một giờ, sang giờ ngọ.

Lão lại lẩm bẩm tính…

– Phải rồi! Giờ Ngọ… Giờ Ngọ thì cha mẹ đều mất sớm. Mà ông tuy không phải là con cả nhưng lại là con cả đấy.

– Thưa cụ, sao lại thế?

– Ấy, ông cứ nghĩ kỹ xem!

Hắn nghĩ… và bỗng gật mạnh đầu một cái. Ờ! Thánh thật! Lão nói vậy là đúng đấy. Tuy hắn có một người anh, nhưng người anh ấy đi tha phương cầu thực mấy năm nay chẳng có thư từ, tin tức gì. Chẳng biết phiêu bạt nơi đâu, còn sống hay đã chết. Việc cúng giỗ ở nhà, hắn phải thay anh mà cáng đáng tất cả, thế chẳng phải là tuy không cả, mà cả ư… ? Lão thầy bói hỏi:

– Có phải thế không cả?

Hắn chịu. Và hắn nói rõ điều ấy cho lão nghe. Lão toét miệng cười!

– Ấy đấy…

Lão lại nghiêm mặt, tiếp:

– Cái số ông, từ bé đến giờ gian truân đã nhiều đây. Nhưng được cung thê thiếp tốt. Bà ấy chắc đảm đang. Nhưng phiền nỗi vợ chồng xung khắc, ngồi nói với nhau được ba câu là cãi nhau…

Trời ơi! Đúng quá!… Câu này thì rất đúng!… Hắn gần như muốn kêu lên như vậy. Nhưng lão còn nói nữa:

– Nhưng hay giận hay lành, cãi nhau xong chỉ một lúc lại đâu vào đấy…

Thì đã hẳn! Ai mà giận được con mẹ ấy! Nó nói nghe tức thật: thật cứ ngang như cua, nhưng cái nết làm, cách ăn ở với chồng con, với hàng xóm láng giềng thì thật không chê trách được. Không có nó hết lòng chạy chữa, hắn đã chết tám đời rồi, đâu còn sống được đến bây giờ? Và tuy nhà túng lắm, một hào cũng khó, nhưng chẳng lần nào hắn đi xin việc, nó không đưa cho đồng bạc. Ấy! Sáng ngày cũng thế:

Nó vừa đưa tiền vừa căn dặn cho dù hắn có xin được việc hay không, cũng đi ăn uống gì đó rồi hãy về, kẻo đói bụng, cảm một cái là không bõ… Nói lạy giời lạy đất! Hắn được con vợ có thể nói là khá thật!… Hắn thích chí được người ta khen vợ, kể lể rất dài dòng với lão thầy như vậy. Hắn khen lão thầy bắt sát, và tin ở tài lão lắm. Hắn bắt đầu hỏi về hậu vận…

– Ông còn long đong năm nay, sang năm nữa. Đến năm băm mốt thì mới khá. Công việc tự nhiên mà gặp. Tài lộc dồi dào…

Lão nói rất nhiều, đại khái tốt nhiều xấu ít, và lão quả quyết đến năm bốn mươi mốt thì hắn giàu bạc vạn…

Chà! Thích quá!… Giàu bạc vạn! Hắn ra về hể hả. Bụng hắn không đói nữa. Người hắn không mệt nữa. Ảo tưởng lóa mắt hắn. Hy vọng nâng chân hắn. Mắt hắn sáng ngời, hí hửng. Hắn lẫng cẫng, mỉm cười một mình, mắt lóng lánh nhìn tương lai rực rỡ, như một thí sinh vừa mới thấy tên mình trúng bảng. Hắn đi thoăn thoắt… Bỗng hắn giật nẩy mình, há hốc mồm ra, rồi tối tăm mặt mũi. Hắn thấy như mình vừa lăn từ trên đỉnh núi xuống tung lên, vật xuống, lắc bên nọ, bên kia nhanh chóng quá, đến nỗi sự đau đớn không kịp hiện ở chỗ nào rõ rệt. Chỉ biết mình sợ quá. Rồi hắn rơi thụt xuống cái hố sâu, đen nghịt. Trên miệng hố, những tiếng xôn xao nhốn nháo. Hắn văng vẳng như lúc nằm ngủ, bị bóng đè. Rồi hắn lịm đi, chẳng còn biết gì nữa.

Ấy là một cái tai nạn xe hơi khủng khiếp. Nạn nhân gần tắt thở. Máu ra nhiều quá, khó còn phương cứu chữa. Nhưng người ta vẫn mải mốt đưa xác hắn vào nhà thương.
 
 
NAM CAO         

Tiểu thuyết thứ Bảy    
Số 479, Ngày 18-9-1943