Ôi chao! Trước mặt tôi tự
nhiên hiện ra bao nhiêu là vàng ngọc, châu báu dưới những lớp đất sâu.
Tôi chợt nghĩ:
- “Thứ thuốc này thần diệu
như vậy chắc vị tu sĩ kia phải biết nhiều điều bí mật lý thú hơn nữa. Chắc ông
ta không cho mình bôi thuốc vào mi mắt bên phải là có ý giấu giếm đây”.
Nghĩ vậy, tôi liền xin ông
ta bôi giùm cho mắt bên phải.
Nhưng vị tu sĩ nói:
- Nếu ý ngài muốn thì tôi
xin giúp. Nhưng tôi nhắc lại để ngài nhớ là nếu ngài bôi vào mắt bên phải thì
sẽ bị mù ngay. Lúc đó ngài đừng ân hận là tôi không nói trước.
Tôi vẫn không chịu nghe lời
khuyên của vị tu sĩ và nói:
- Được, tôi sẵn sàng chịu.
Nếu rủi có bị mù một bên mắt thì đã có mắt kia nhìn đủ rồi.
Vị tu sĩ buồn rầu nói:
- Ngài sẽ bị mù cả hai mắt
chứ không phải một bên đâu. Xin ngài đừng bắt tôi phải làm chuyện độc ác đó.
Nhưng tôi vẫn không chịu đổi
ý, cố xin bôi thuốc. Vị tu sĩ đành phải làm theo lời.
Thuốc vừa bôi xong, tôi mở
mắt nhìn thì chẳng thấy gì nữa.
Lúc đó, tôi mới biết là đã
muộn, vội kêu cứu ầm ĩ.
Vị tu sĩ tức giận mắng tôi:
- Thằng gian tham, đã lấy
hết vàng ngọc rồi lại đòi phép lạ. Ta giúp ngươi tới đây là hết. Số Trời Phật
đã định cho ngươi như vậy rồi. Nay ta lấy tám mươi con lạc đà này để bán cho kẻ
có lòng từ thiện.
Rồi vị tu sĩ dắt tám mươi
con lạc đà đi về phía Hoàng thành Xương.
Còn một mình tôi đứng bơ vơ
giữa đường không biết lối nào mà đi.
Nhưng may mắn cho tôi là
ngày hôm sau có đoàn khách thương từ Hoàng thành Xương đi qua, thấy tình cảnh
đáng thương của tôi nên chở về Bá Đa.
Ôi! Cảnh sống của tôi đáng
lẽ được hưởng sung sướng bằng vua chúa, bỗng chốc lâm vào cảnh khốn cùng, đói
rách. Từ đó trở đi, tôi đã thề là mỗi khi ai bố thí cho, phải xin họ tát vào má
một cái để trừng phạt tội tham lam.
Vua Đại Nguyên Hãn nghe
chuyện xong thở dài phán:
- Tội của ngươi là gương xấu
cho mọi người. Đáng lẽ ngươi bị chém đầu nhưng vì ngươi biết hối cải ăn năn nên
cũng đáng khen ngợi. Ta sẽ cấp cho ngươi mỗi ngày bốn cắc để sinh sống, từ nay
không phải đi ăn mày nữa, liệu tìm nơi tu tâm.
Lão hành khất sung sướng
quá, vội lạy tạ nhà vua rồi lui ra.
Kế đó, vua quay sang chàng
trẻ tuổi, hỏi:
- Tại sao ngươi nỡ tâm hành
hạ con vật mỗi ngày như vậy? Loài người hay loài vật cũng biết đau đớn như
nhau. Chắc ngươi có điều gì bí ẩn trong câu chuyện đó, vậy hãy kể ta nghe.
Chàng trẻ tuổi sợ hãi, quì
tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, ý hạ thần
không dám hành hạ một giống vật nào, vì chúng cũng biết đau đớn. Nhưng có một
câu chuyện này là lý do chính, vậy hạ thần xin kể hầu bệ hạ.
Nhà vua phán:
- Được, trẫm sẵn sàng nghe
ngươi kể.
Chàng tuổi trẻ bắt đầu kể
câu chuyện sau đây:
NỖI KHỔ CỦA CHÀNG CÁT CHÂN
Tâu bệ hạ,
Tôi tên là Cát Chân, của cải
không có nhiều, chỉ đủ sống qua ngày.
Cha mẹ tôi mất khi tôi mười
lăm tuổi. Sống trong cảnh cô độc, nên tôi muốn kết bạn trăm năm với một người
con gái nào đó cho đời đỡ tẻ lạnh.
Sau một thời gian lựa chọn,
tôi đã cưới nàng Ái Liên. Tuy sắc đẹp của nàng không đến mức chim sa cá lặn
nhưng cũng đủ để tôi say đắm.
Sau hôn lễ, chúng tôi cùng
dự một bữa cơm đầu tiên trong đời vợ chồng.
Khi bắt đầu bữa ăn, tôi lạ
lùng vì thấy vợ tôi không dùng thìa hay đũa mà lấy trong túi ra một cái que
bằng đồng bé tí teo để xúc từng hạt cơm bỏ vào miệng.
Tôi hỏi:
- Nàng ơi! Nhà có thìa và
nĩa sao nàng không dùng mà lại ăn nhỏ nhẹ như vậy. Hay là nàng sợ không đủ ăn?
Ái Liên thấy tôi hỏi thì
không đáp lời, cứ im lặng dùng cái que bằng đồng xúc cơm ăn từng hạt một.
Tôi cũng tưởng là ngày đầu
mới về nhà chồng nên vợ tôi e thẹn như vậy.
Nhưng đến bữa chiều, rồi
ngày hôm sau, cho đến những ngày kế tiếp, nàng vẫn dùng chiếc que bằng đồng đó.
Tôi thầm nghĩ : “Từ trước
đến giờ nàng vẫn có thói quen ăn uống ít như vậy thì sao mà sống nổi. Chắc là
có chuyện gì uẩn khúc chăng?”
Tôi dù có ngạc nhiên và tò
mò nhưng cũng không dám hỏi gì Ái Liên cả, chỉ để ý dò xét cho rõ hư thực.
Một đêm kia, khi hai vợ
chồng tôi đang ngon giấc thì Ái Liên có ý dò xét xem tôi đã ngủ ngon giấc chưa,
rồi nàng trở dậy mặc quần áo.
Một lát sau, Ái Liên lẹ làng
bước ra khỏi nhà.
Tôi bị kích thích trí tò mò
nên vùng dậy lén theo nàng. Trời đang lạnh buốt thấu xương, làm tôi run lên cầm
cập nhưng Ái Liên có vẻ chịu đựng được. Nàng hấp tấp đi về phía cổng làng.
Sợ Ái Liên lẩn mất nên tôi
cũng phải theo nàng bén gót.
Qua khỏi cổng làng, Ái Liên
đi về phía cánh đồng. Chung quanh chúng tôi,
cây cối thưa thớt và thấp, nếu Ái Liên quay lại sẽ thấy tôi theo sau.
Nhưng may mắn thay, nàng vẫn
hấp tấp đi mà không để ý đến ngoại vật.
Tới một bãi tha ma thì Ái
Liên dừng lại. Sợ nàng trông thấy nên tôi núp vào một thân cây.
Bỗng có tiếng hú nổi lên
nghe sởn tóc gáy. Tôi không hiểu tại sao vợ tôi lại có giọng hú nghe khiếp đảm
như vậy?
Một lát sau, có tiếng hú đáp
lại, cũng rùng rợn không kém.
Tôi tự hỏi trong trí rằng vợ
tôi đến bãi tha ma làm gì, gọi ai mà lại hú như thế?
Vài phút sau, tôi đã thấy
một con ma xuất hiện. Vợ tôi thầm thì điều gì với con ma đó rất nhỏ.
Rồi cả hai cùng cúi xuống
đào một cái mả mới đắp.
Tôi chợt nghĩ đến loại ma
hay ăn thịt người chết. Quả đúng vậy, vợ tôi và con ma đó đào mả lên, lôi xác
chết ở dưới đất ra đua nhau ăn như người ta ăn thịt gà chấm muối.
Vừa ăn, vợ tôi vừa thầm thì
nói chuyện với con ma rất là tương đắc.
Chao ơi! Người tôi run lên
vì sợ.
Sau bữa ăn, phần thịt còn
thừa được chúng quăng xuống hố rồi lấp đất lên như cũ.
Tôi biết là việc dò xét đã
xong nên vội vã trở về nhà nằm đắp chăn như cũ.
Một lát sau, Ái Liên trở về.
Nàng thay quần áo rồi tiếp tục ngủ bên tôi như không có chuyện gì xảy ra.
Từ lúc đó cho tới sáng, tôi
nằm thao thức bên cạnh Ái Liên mà không ngủ được. Phần vì ghê sợ, phần vì thắc
mắc không hiểu vợ tôi thuộc loại người nào mà lại giao thiệp với ma như vậy.
Buổi sáng hôm sau trở dậy,
tôi vội mặc quần áo đi dạo để suy nghĩ thêm về những điều ly kỳ được chứng kiến
đêm trước.
Cuối cùng, tôi vẫn không
biết phải làm gì.
Buổi trưa về ăn cơm, tôi cố
để ý dò xét xem vợ tôi có gì thay đổi nữa chăng, nhưng vẻ mặt và hành động của
nàng vẫn như thường ngày.
Tôi không thể nào phân biệt
được người vợ hiền dịu của tôi lúc ban ngày và con ma đói ăn thịt người ban
đêm.
Vừa ăn, tôi vừa rùng mình
nghĩ đến món thịt người của Ái Liên.
Không thể giữ được im lặng,
tôi nói:
- Ái Liên, nàng hãy nghe lời
tôi mà ăn nhiều cơm kẻo đói. Lẽ nào mâm cơm có nhiều món ăn như thế nầy mà nàng
lại dè sẻn như vậy?
Ái Liên vẫn giữ im lặng,
không trả lời tôi. Tức giận, tôi liền nói:
- Nàng khinh những món ăn ở
nhà này không bằng món thịt người chết hay sao?
Ái Liên nghe tôi nói như thế
thì biết là đã lộ chuyện. Nàng hầm hừ như muốn nuốt sống tôi.
Tôi vẫn giữ bình tĩnh chờ
đợi xem Ái Liên sẽ làm gì.
Nàng liền lấy một bát nước,
vẩy vào mặt tôi và nguyền rủa:
- Thằng khốn nạn! Mi đã biết
chuyện thì ta hóa phép cho làm kiếp chó.
Lời nguyền của Ái Liên vừa
dứt, tôi bỗng thấy toàn thân đổi khác, rồi lông mọc quanh mình và bỗng chốc trở
thành một con chó to lớn.
Tôi sợ hãi muốn la cầu cứu.
Nhưng khốn thay, đã muộn mất rồi. Tôi liền đến bên nàng tỏ ý ăn năn, nằm phục
dưới chân.
Đã không tha thứ, mà Ái Liên
còn dùng gậy đánh tôi tàn nhẫn.
Tôi kêu lớn tiếng rồi vội
chạy ra cửa trốn mất.
Ái Liên còn chạy theo, miệng
la bài hải:
- Chó dại! Chó dại! Bà con
đánh giùm tôi cho nó chết đi.
Những người hàng xóm nghe
lời vợ tôi kêu vội vác gậy rượt theo đánh tôi túi bụi.
Tôi phải cố gắng mới thoát
khỏi những lằn gậy và trốn vào trong chợ.
Chẳng may cho tôi, có lũ chó
đang gặm khúc xương, thấy tôi chạy tới thì cũng đuổi theo cắn.
Tôi cuống quít vội chạy vào
một tiệm bán thịt.
Ông chủ tiệm thịt thấy cảnh
đáng thương liền xua đuổi bọn chó kia để tôi thoát thân.
Đêm hôm đó, nhờ có gầm
giường của ông chủ tiệm bán thịt mà tôi được yên thân.
Sáng hôm sau, đàn chó lại
kéo đến đứng trước cửa tiệm thịt để chờ ông chủ tiệm ném cho chúng mấy cái
xương.
Tôi thấy đói bụng nên cũng
liều lĩnh đứng chung với đám chó đói.
Khi ông chủ tiệm lóc hết
thịt, còn những chiếc xương dài liền quăng xuống đất. Tức thì, bầy chó xúm lại
tranh nhau ăn. Chúng xấu tính đến nỗi cắn nhau chí chóe không cần phân biệt
phải trái.
Tôi thấy cảnh đó thì chỉ
biết đứng nhìn chịu đói. Ông chủ tiệm thịt hình như thông cảm hoàn cảnh của tôi
nên vứt cho một miếng thịt nạc.
Ăn miếng thịt thật lẹ, rồi
tôi vội vã lẩn xuống gầm giường như cũ. Nhưng ông chủ tiệm đã dùng gậy đuổi tôi
đi.
Thế là chẳng còn chỗ nào
nương thân, tôi lại lang thang khắp nơi.
Tôi tới một tiệm bánh mì,
thấy trong nhà đang ăn cơm thì đứng nhìn có ý thèm muốn. Ông chủ tiệm nhìn ra
thấy tôi liền vứt cho một miếng bánh mì.
Tôi cảm động đến bên chân
ông chủ tiệm vẫy đuôi tỏ vẻ cảm ơn trước khi ăn miếng bánh.
Thấy con chó hiền lành, ông
chủ tiệm vuốt lưng tôi có vẻ mến thích.
Ăn miếng bánh mì xong, tôi
ngồi ngay cửa tiệm như một con chó giữ nhà đã quen.
Ông chủ tiệm muốn nuôi tôi
nên một lát sau dẫn tôi vào phía trong, đặt tôi nằm trong chiếc ổ rơm dưới chân
cầu thang.
Thấy ông chủ tử tế và nhân
đức, tôi tỏ vẻ cám ơn ông bằng cách vẫy đuôi và quấn quít bên ông suốt ngày.
Tôi được đặt tên là “Na Na”.
Từ đó mỗi bữa ăn, tôi được săn sóc tử tế.
Một bữa kia, có một bà mua
bánh khi trả tiền lại có một đồng bạc giả. Ông chủ tôi nhận biết nên trả lại bà
ta đồng bạc giả đó. Bà khách không chịu nhận lại, cứ bắt ông chủ tôi phải lấy.
Cuối cùng, không biết từ
chối cách nào, ông chủ tôi giận dữ nói:
- Đồng bạc già này ai mà chả
nhận ra. Đến con chó nhà tôi cũng còn biết nữa là người.
Và để chứng minh lời nói đó,
ông chủ tôi kêu “Na Na”. Tôi biết ý nhẩy lên bên cạnh ông ngồi chờ lệnh.
Ông chủ tôi nói:
- Na Na, hãy nhìn đồng bạc
nầy rồi xem có phải là đồng bạc giả?
Tôi để ý nhận xét, rồi dùng
chân chỉ đồng bạc giả để lẫn trong đám bạc thật.
Chủ tôi và bà khách cùng
nhìn tôi ngạc nhiên.
- Con vật này sao mà khôn
được như thế?
Ông chủ tôi trả lời:
- Chính tôi cũng không biết
rõ. Lúc đầu tôi tưởng nói đùa chơi cho vui, chớ ngờ đâu nó tinh khôn như vậy.
Bà khách vừa tấm tắc khen,
vừa lấy đồng bạc khác ra đổi.
Sau đó, ông chủ tôi vội vã
chạy sang hàng xóm khoe rối rít. Ai nấy đều đổ tới thử tài tinh khôn của tôi.
Người thử cách nầy, kẻ thử cách khác. Cuối cùng, ai cũng ngợi khen sự tinh khôn
của con chó Na Na.
Tiếng tăm của tôi nổi lên
như cồn. Cả thành phố đều biết tên con chó Na Na. Dân chúng đều có tình hiếu
kỳ, kéo đến xem đông nghẹt mỗi ngày.
Ông chủ tôi nẩy ra sáng kiến
làm tiền bằng cách buộc mỗi người muốn xem chó Na Na phải trả một đồng.
Nhờ đó, chẳng bao lâu ông
chủ tôi thu được một số tiền to tát không ai tưởng tượng nổi.
_______________________________________________________________________
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét