- Chao ôi! Tôi chẳng làm gì
cả. Anh không nhớ câu bôn ba chẳng qua số mệnh sao?
Chợt Hai Đạo nhớ ra những
lời bàn cũ, liền nói:
- Tôi chợt nhớ ra hồi trước
chúng ta bàn về câu chuyện số mạng. Bây giờ chúng ta thử đến anh chàng Tứ Cảnh
xem hắn ta đã dùng miếng chì của anh làm gì?
Sơn bằng lòng. Hai người
cùng tìm đến cửa hiệu cũ của tôi.
Đến nơi, thấy cửa hiệu đóng
cửa kín mít, hai người lạ lắm, liền dò hỏi hàng xóm láng giềng xem gia đình tôi
ra sao.
Một người hàng xóm nói:
- Tứ Cảnh bây giờ đâu còn
như xưa nữa. Ông ta bây giờ sống trong cảnh giầu sang nhất thành phố này.
Hai Đạo ngạc nhiên hỏi:
- Làm cách nào mà anh ta
giàu có như vậy?
Người kia đáp:
- Ông ta vẫn làm nghề đóng
giầy. Nhưng bây giờ ông ta là chủ nhân của rất nhiều tiệm đóng giầy nổi tiếng
trong nước. Một mình ông ta điều khiển hàng ngàn thợ, danh tiếng vang lừng ai
cũng biết.
Hai Đạo và Sơn trong lòng
hoang mang không biết tôi làm giàu bằng cách nào mà chóng như vậy. Họ liền bàn
nhau đến gặp tôi để hỏi cho rõ chuyện.
Dọc đường, Hai Đạo nói:
- Bây giờ tôi mới biết Tứ
Cảnh là một người dối trá. Hắn đã nói dối là mất hai lần những số tiền mà tôi
giúp để sau này khỏi phải trả ơn!
Sơn không đồng ý, nói:
- Anh đừng nghi oan cho hắn.
Biết đâu hắn làm giàu bằng cách khác.
Hai Đạo mỉa mai:
- Thế anh tưởng là Tứ Cảnh
làm giàu bằng cục chì của anh hay sao?
- Rồi chúng ta sẽ biết sự
thật. Nhưng tôi tin là Tứ Cảnh luôn luôn thật thà.
Khi hai người tới chỗ tôi ở,
trông lên thấy một tòa biệt thự đồ sộ thì thắc mắc không dám gọi cửa.
Hai Đạo bàn:
- Để xem sao đã, kẻo chúng
ta lầm dinh quan thì mang tội.
Sơn nói:
- Sợ gì điều đó. Nếu quả
tình lầm thì sẽ trở ra, nào ai bắt mà sợ.
Sau một lúc suy nghĩ, Hai
Đạo tới bên cổng gõ ba tiếng. Người làm trong nhà tôi chạy ra mở cổng.
Hai Đạo hỏi thăm:
- Người ta chỉ cho tôi đây
là nhà của ông Tứ Cảnh. Nếu không đúng thì ông bạn cho biết để tôi lui ra.
Tên người nhà tôi đáp:
- Thưa quí khách, quả đúng
là nhà chủ nhân tôi, xin mời hai ngài vào.
Rồi hắn đánh một tiếng kiểng
gọi tên gia nhân ăn mặc quần áo chỉnh tề ra đón.
Hai Đạo và Sơn được dẫn vào
một căn phòng khách sang trọng nhất trong biệt thự, có sẵn hai mươi tên nô lệ
đứng hầu.
Hai vị ân nhân liền trao tấm
thiếp cho tên nô lệ mang vào.
Tôi nhận được tin mừng rỡ
mặc quần áo trịnh trọng ra tiếp đón.
Thấy hai vị ân nhân, tôi
liền quì xuống lạy.
Hai Đạo và Sơn cùng chạy lại
đỡ tôi dậy và nói:
- Ông bạn đừng làm như vậy.
Chúng tôi có gì mà ông bạn quí trọng như
thế.
Tôi mời khách ngồi xuống ghế
nhưng hai người nhất định buộc tôi là chủ phải ngồi trước.
Tôi năn nỉ:
- Thưa hai ngài, sở dĩ có
ngày nay là tôi đã nhờ ơn hai ngài. Tôi vẫn luôn luôn kính trọng hai ngài là ân
nhân hiếm có trong đời tôi. Vậy mời hai ngài ngồi trước thì tôi mới dám hầu
chuyện.
Hai người nghe tôi nói vậy
mới bằng lòng ngồi.
Tôi kính cẩn ngồi trên một
chiếc ghế thấp ở phía sau, rồi sai nô lệ pha trà dâng lên.
Hai Đạo mở đầu câu chuyện:
- Anh Tứ Cảnh ơi! Tôi rất
vui mừng vì thấy anh trở nên giàu có. Nhưng tại sao anh lại lừa dối tôi như
vậy? Xưa nay tôi giúp ai có mong trả ơn đâu mà anh nỡ nói dối là mất cắp bốn
trăm đồng vàng?
Sơn vội nói:
- Anh Hai Đạo đừng vội vã
nói như vậy. Anh có biết chắc là ông bạn Tứ Cảnh đã làm giầu bằng bốn trăm đồng
tiền vàng của anh không mà nói như vậy?
Hai Đạo nói:
- Anh thử nghĩ xem, ngoài số
tiền tôi giúp anh Tứ Cảnh ra, làm sao anh ta có thể làm giàu bằng cục chì của
anh?
Tôi phân vân rồi đáp lời Hai
Đạo và Sơn:
- Thưa hai ngài, nếu tôi
không nói thì mang tiếng nói dối, mà nói ra sợ giữa hai ngài có chuyện xích
mích làm giảm tình bạn cao quí.
Sơn ngắt lời:
- Ông bạn Tứ Cảnh ơi! Ông cứ
thành thật mà kể lại câu chuyện cũ cho chúng tôi rõ. Sau đó, ai muốn tin hay
không tùy ý.
Tôi liền kể lại cặn kẽ tôi
đã dùng cục chì để làm giầu ra sao.
Hai Đạo nghe xong, không
giận mà còn vui vẻ nói:
- Bây giờ tôi mới tin bôn ba
chẳng qua thời vận. Tôi rất mừng thấy ông bạn sung sướng như ngày nay.
Tuy Hai Đạo nói vậy nhưng
tôi vẫn sợ ông ta chưa tin nên trong lòng áy náy lắm.
Trời vừa tối, hai người đứng
dậy định ra về.
Tôi tha thiết nói:
- Tôi thành khẩn rước hai
ngài nghỉ lại một đêm để tôi được hầu tiếp. Xin ân nhân đừng từ chối.
Hai người nhận lời. Tôi liền
sai gia nhân dọn tiệc trọng thể. Trong khi chờ đợi, tôi dẫn hai người đi xem
các phòng trong biệt thự. Chỗ nào cũng được hai người ngợi khen không ngớt.
Xem xong, tôi nói:
- Thưa ân nhân, tuy làm ra
ngôi biệt thự này để ở di dưỡng tuổi già, nhưng nó không được yên tĩnh cho lắm.
Vì vậy, tôi đã tậu một ngôi nhà nghỉ mát ở đồng quê để hàng tuần mang vợ con về
đó. Ngày mai, xin mời hai ngài bỏ chút thì giờ đi với tôi tới đó ngoạn cảnh,
thêm nữa, để tôi được đền đáp một chút ân sâu mà hai ngài đã ban cho tôi khi
nghèo đói.
Hai ân nhân tôi nhất định từ
chối, tôi phải năn nỉ mãi mới nhận lời.
Sáng hôm sau, ăn điểm tâm
xong, tôi hướng dẫn hai người du ngoạn bằng đường thủy.
Gia đình tôi cũng đi theo
cho vui. Tất cả xuống một chiếc thuyền trang hoàng lộng lẫy, neo chèo ra giữa
sông để được thuận tiện ngắm cảnh.
Thuyền xuôi thuận gió nên ít
phút sau chúng tôi đến nơi.
Tôi dẫn hai người đi ngắm
cảnh chung quanh nhà. Những vườn cây ăn quả trái chín trĩu nặng, có vườn ao thả
cá sau nhà.
Hai Đạo và Sơn vui vẻ xem
xét khắp nơi, tấm tắc ngợi khen về sự giàu có của tôi.
Trong khi tôi đang bận tiếp
khách, lũ con tôi chạy nhẩy tung tăng. Chúng tìm gậy dài, rồi bắt tên nô lệ
cõng chúng lên cao để thọc tổ chim.
Thật là điềm lạ: con tôi
mang từ trên cây xuống một chiếc tổ chim được lót bằng một chiếc khăn mà ngày
xưa tôi đã trùm trên đầu rồi bị mất cắp ngoài chợ.
Tôi vội mang gói khăn tổ
chim đó ra khoe với hai vị ân nhân và nói:
- Đây là chiếc khăn mà tôi
đã bị mất cắp cũng như số tiền vàng ngoài chợ. Tôi cầm trong tay thấy nặng như
thế nầy thì chắc là số tiền đó vẫn còn.
Vừa nói, tôi vừa mở bọc khăn
tròn ra.
Quả nhiên, gói tiền vàng vẫn
còn! Tôi đếm lại thì thấy đủ số đã mất là một trăm chín mươi tám đồng.
Hai Đạo cầm tiền lên xem,
cũng công nhận chính đó là loại tiền ngày xưa ông đã giúp tôi.
Nhưng Hai Đạo nói:
- Tôi công nhận số tiền hai
trăm đồng vàng mà tôi giúp lần đầu là anh không nói dối. Nhưng còn hai trăm
đồng giấu trong chậu cám thì sao, tôi vẫn thắc mắc chuyện đó.
Tôi trả lời:
- Dù ân nhân vẫn còn nghi
ngờ nhưng dù sao tôi cũng đã giải được một phần nào sự nghi ngờ đó.
Hai Đạo hỏi thêm:
- Nhưng tôi thắc mắc là tại
sao túi bạc bị cắp giật lại nằm trong tổ chim?
Sơn nói:
- Tất cả đều do tạo hóa sắp
đặt, chúng ta không thể ngờ được những chuyện đã xẩy ra. Có lẽ một ngày kia,
chúng ta sẽ được nghe tiếp câu chuyện của tên ăn cắp kể lại về túi bạc này.
Câu chuyện tới đó xếp lại,
chúng tôi trở vào nhà dùng cơm tối.
Sau đó, tôi đưa hai vị ân
nhân về Bá Đa bằng đường bộ.
Chúng tôi thắng yên ba con
ngựa tốt để dong ruổi ngắm cảnh dọc đường.
Lúc đó, trăng đã bắt đầu ló
dạng.
Về tới thành Bá Đa thì vừa
lúc ba con ngựa đói lả. Tôi không biết tại sao nô lệ lại bất cẩn không cho ngựa
ăn no lúc khởi hành.
Mang ngựa vào chuồng, tôi
liền sai gia nhân lấy thóc cho chúng ăn. Nhưng tiếc thay, thóc trong kho vừa
cạn.
Một tên nô lệ vội chạy đi
mua một chậu cám ngoài hiệu chạp phô mang về. Hắn trút cả chậu vào máng ngựa.
Chợt một gói giẻ lộ ra phía
đáy chậu cám. Tên nô lệ cầm lên thấy nặng trĩu, liền trao cho tôi.
Tôi lại được một lần ngạc
nhiên nữa vì gói vải đó tôi đã dùng để gói món tiền mà Hai Đạo đã trao cho tôi
lần thứ hai.
Tôi đưa cho Hai Đạo xem và
mở gói ra.
Quả nhiên, số tiền một trăm
chín chục đồng vàng vẫn còn nằm nguyên trong bao vải.
Bấy giờ Hai Đạo đã hết thắc
mắc, vui vẻ nói với Sơn:
- Bây giờ tôi hoàn toàn tin
lời anh bàn luận dạo trước. Con người ta có số mạng.
Tôi mời hai vị ân nhân ngủ
lại một đêm nữa trước khi chia tay.
Sau đó, tôi luôn luôn tới
lui thăm viếng hai vị ân nhân để tỏ lòng nhớ ơn họ đã ban cho vận may.
Muôn tâu thánh thượng, câu
chuyện đời tôi chỉ có thế, tôi đã kể hết về sự may mắn của số mạng và sự chăm
chỉ đường lối kinh doanh của tôi trước khi trở nên giầu có như ngày nay.
Vua Đại Nguyên Hãn nghe
chuyện xong vui vẻ đứng dậy ra lệnh bãi chầu. Ngài truyền cho lão hành khất,
anh chàng cưỡi ngựa và người thợ giầy ra về.
*
Mỹ Thanh Loan kết thúc câu
chuyện thì trời vừa sáng. Mỹ Thanh Liên luyến tiếc nhìn chị.
Mỹ Thanh Loan dịu dàng nói:
- Những chuyện chị kể từ
trước đến nay vẫn chưa hứng thú lắm. Nếu hoàng thượng gia ân cho chị sống thêm,
chị sẽ kể biết bao câu chuyện hay khác mà em không thể tưởng tượng được.
Vua Sa-Hy-A đã bị những câu
chuyện của Mỹ Thanh Loan chinh phục nên ngài lưỡng lự, chưa muốn giết người đẹp
vội.
Do đó, Mỹ Thanh Loan vẫn
sống, và nàng lại tiếp tục kể chuyện từ đêm này qua đêm khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét