Gần hết mùa hè năm... tôi không rời
bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng
nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa
trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh
đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.
Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tầu, tôi mải mê ngắm dẫy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và trè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước, vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.
Chiếc cập cắp ở nhác, tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.
Qua cửa, lên mấy bực vườn trè, tôi gặp ngay hai ông bà đang ngồi hóng mát ở giữa sân. Ông Ba thấy tôi reo to:
- A, cậu Bình đã lên. Từ lúc gửi giấy về, chúng tôi mong cậu mãi.
Bà Ba cũng ân cần hỏi:
- Sao cậu không đánh giây thép lên cho biết trước để ra đón?
Tôi ngả mũ chào, đáp lại lời hỏi thăm vồn vã của bà Ba, bà lạ bạn thân với mẹ tôi, hồi mẹ tôi còn buôn bán ở trên này.
Ông Ba là một người nhà quê đứng tuổi và khỏe mạnh. Trông khe áo cánh hở ngực, tôi thấy người ông nở nang, da xám và hồng hào, nước da của những người làm lụng ở ngoài trời và ánh nắng.
Ông đứng dậy nắm tay tôi, đẩy một đứa bé con lại gần, bảo:
- Đây, cậu Bình đây, con chào đi.
Rồi quay lại phía tôi, ông cười nói:
- Nó cứ nhắc đến cậu luôn và cứ đòi lên Hà Nội.
Tôi xoa đầu cậu bé xinh xắn, độ lên bẩy, tám tuổi. Song, ông Ba rủ tôi đi xem vườn và phố chợ.
Nhà ông chung quanh là vườn cả, từng đợt cao, thấp lên đến đỉnh đồi. Hai bên giồng toàn trè và sắn. Giữa có một lối đi, xếp từng bực đá, những hòn đá mầu xám tím, chơn chu và từng chỗ có rêu xanh bám phủ đầy. Thỉnh thoảng, một cây bứa tươi tốt mọc ở bên, những cành thấp xiên ngang ra khiến chúng tôi phải cúi mình chui qua.
Xuống đến chân đồi, tôi bỗng nghe thấy tiếng cười nói trong cây lá, và qua mấy rặng trè, tôi thấy thoáng có bóng người. Ông Ba nhìn tôi bảo:
- Hai em đây, cậu còn nhớ không?
Tôi gật đầu yên lặng tuy không có hình ảnh nào nổi lên trong trí nhớ cả.
Phố chợ Ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẫy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
Tôi đưa mắt nhìn vào trong nhà rồi hỏi:
- Thưa bác, các em đâu, bác không bảo ra ăn cơm một thể.
Bà Ba đáp:
- Cậu cứ ăn đi. Các em nó đã ăn cơm cả rồi.
Ngừng một lát, bà mỉm cười nói thêm:
- Chúng nó thẹn không dám ra.
Ông Ca cười to, đáp:
- Ồ, cậu Bình đấy, chứ ai đâu mà thẹn. Chúng nó không nhớ lúc bé vẫn bám theo cậu ấy xin quà à?
Tôi cố nhớ lại buổi cuối cùng lên chơi đây, đã lâu lắm. Hình như độ ấy có hai cô gái bé con để chỏm và mới cắp sách đi học.
Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn.
Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tầu, tôi mải mê ngắm dẫy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và trè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước, vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.
Chiếc cập cắp ở nhác, tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.
Qua cửa, lên mấy bực vườn trè, tôi gặp ngay hai ông bà đang ngồi hóng mát ở giữa sân. Ông Ba thấy tôi reo to:
- A, cậu Bình đã lên. Từ lúc gửi giấy về, chúng tôi mong cậu mãi.
Bà Ba cũng ân cần hỏi:
- Sao cậu không đánh giây thép lên cho biết trước để ra đón?
Tôi ngả mũ chào, đáp lại lời hỏi thăm vồn vã của bà Ba, bà lạ bạn thân với mẹ tôi, hồi mẹ tôi còn buôn bán ở trên này.
Ông Ba là một người nhà quê đứng tuổi và khỏe mạnh. Trông khe áo cánh hở ngực, tôi thấy người ông nở nang, da xám và hồng hào, nước da của những người làm lụng ở ngoài trời và ánh nắng.
Ông đứng dậy nắm tay tôi, đẩy một đứa bé con lại gần, bảo:
- Đây, cậu Bình đây, con chào đi.
Rồi quay lại phía tôi, ông cười nói:
- Nó cứ nhắc đến cậu luôn và cứ đòi lên Hà Nội.
Tôi xoa đầu cậu bé xinh xắn, độ lên bẩy, tám tuổi. Song, ông Ba rủ tôi đi xem vườn và phố chợ.
Nhà ông chung quanh là vườn cả, từng đợt cao, thấp lên đến đỉnh đồi. Hai bên giồng toàn trè và sắn. Giữa có một lối đi, xếp từng bực đá, những hòn đá mầu xám tím, chơn chu và từng chỗ có rêu xanh bám phủ đầy. Thỉnh thoảng, một cây bứa tươi tốt mọc ở bên, những cành thấp xiên ngang ra khiến chúng tôi phải cúi mình chui qua.
Xuống đến chân đồi, tôi bỗng nghe thấy tiếng cười nói trong cây lá, và qua mấy rặng trè, tôi thấy thoáng có bóng người. Ông Ba nhìn tôi bảo:
- Hai em đây, cậu còn nhớ không?
Tôi gật đầu yên lặng tuy không có hình ảnh nào nổi lên trong trí nhớ cả.
Phố chợ Ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẫy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
Tôi đưa mắt nhìn vào trong nhà rồi hỏi:
- Thưa bác, các em đâu, bác không bảo ra ăn cơm một thể.
Bà Ba đáp:
- Cậu cứ ăn đi. Các em nó đã ăn cơm cả rồi.
Ngừng một lát, bà mỉm cười nói thêm:
- Chúng nó thẹn không dám ra.
Ông Ca cười to, đáp:
- Ồ, cậu Bình đấy, chứ ai đâu mà thẹn. Chúng nó không nhớ lúc bé vẫn bám theo cậu ấy xin quà à?
Tôi cố nhớ lại buổi cuối cùng lên chơi đây, đã lâu lắm. Hình như độ ấy có hai cô gái bé con để chỏm và mới cắp sách đi học.
Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn.
Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
o O o
Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồn lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẩn trong màn sương trắng.
Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng cả một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.
Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt, và cỏ đã mềm nóng dưới gót chân, tôi thong thả xuống, đi len lỏi vào các vườn trè, sầu, rồi đến bờ sông Cống, tìm một chỗ bóng mát nghỉ ngơi. Tôi ngả người trên cỏ nằm mơ mộng, đếm tiếng kêu của chim gáy ở tận đâu xa xạ Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi.
Chiều đến, tôi lặng nghe luồng gió thì thào trong gành đá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc trên mặt sông. Tôi lần theo những con đường cỏ ướt đỏ lịm trong bờ rậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngửng nhìn những vì sao lấp lánh trên không giải ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông đội mũ đỏ.
Khi đi chơi thơ thẩn đã chán, tôi ngồi tiếp chuyện ông Ba trên bộ trường kỷ kê ngoài hiên. Ông Ba trước có ra mở cửa hàng buôn bán, nên ông kể chuyện lại những công việc làm ăn ngoài ấy. Tôi nghe chuyện ông mà chán. Nhưng nhiều khi, đang câu chuyện, tôi ngừng lại vì thấy đằng sau ông Ba, đôi mắt mở to của cô Hậu – con gái cả ông Ba – nhìn tôi một cách chăm chú. Tôi trông lên thì cô ta lại quay mặt đi. Nhưng trong lúc đó, tôi vẫn có cái cảm giác rằng đôi mắt cô đang nhìn tôi.
Hôm sau, tôi để ý đến Hậu. Cô ta rất trẻ, mới độ mười lăm, mười sáu tuổi. Người mảnh rẻ và uyển chuyển như một cành non, khuôn mặt xinh xắn và tươi. Tuy vậy, tôi cũng không chú ý lâu đến cô, chỉ coi cô như một nữ sinh còn nhỏ tuổi, ngây thơ và trẻ dại.
Nhưng thỉnh thoảng những lúc tôi thơ thẩn đi chơi, hình ảnh cô ta lại thoáng hiện qua trong trí. Ở chỗ này, tôi chỉ nhận thấy những người đàn bà nhà quê cục mịch và ngượng nghịu. Cô Hậu là biểu hiệu sự tươi tắn, và thanh nhã. Từ hôm tôi về đây, một đôi khi cũng cùng cô nói chuyện, và nhờ cô những công việc vặt như khâu vá quần áo. Thỉnh thoảng tôi cho cô mượn các tờ báo cũ, và mấy quyển tiểu thuyết tôi đem theo.
Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ, và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn chè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt động hơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có một người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.
Nhưng tôi còn ham muốn những cái thú mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi cỏ và lau sậy sắc làm sây sát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỏ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ. Những mộng đẹp đến ám ảnh tôi, những mộng mà trong ấy tôi mơ màng khoác tay một cô gái cùng đi len lỏi trong vườn chè. Rồi dần dần hình dáng cô gái đó rõ rệt là hình dáng cô thiếu nữ con ông Ba.
Tôi vùng tỉnh dậy, bước đi nhanh như để tránh xa sự ám ảnh ấy. Tôi lên đồi cao để gió mát thổi vào trán, để mớ tóc bay phất phơ theo chiều gió mạnh.
Tuy vậy, mỗi ngày tôi lại chú ý đến cô ta hơn lên. Mà cô cũng hình như tìm hết cách để làm tôi chú ý đến cô. Trong lúc tôi xem sách hay ngồi nghỉ ngơi, hể cứ ngửng đầu lên là tôi lại thấy cô đăm đăm nhìn tôi, hai mắt nhung như cành hoa tím ướt; cô vội quay mặt đi, nhưng cũng không kịp để giấu tôi thấy cái vẻ e lệ làm ửng đỏ hai gò má.
Đôi khi, trên cái bàn làm việc trong phòng tôi bỗng thấy mấy bông hoa cắm trong bình, hay một bông lớn để trên chồng sách. Một buổi sáng tôi đã tỉnh dậy, nhưng vẫn nằm trên giường nhìn ánh nắng qua khe lá; tôi thấy cô Hậu bước vào, ôm một bó hoa sen trắng mới hái ngoài hồ. Cô sếp hoa trong bình, rồi quay về phía tôi nở một nụ cười:
- Anh có thích hoa sen trắng không?
Tôi ngồi dậy nhìn cô, khẽ cảm ơn. Tôi thấy mắt cô sáng lên trong lúc xếp hoa, toàn thân cô như xuất hiện cái vui sướng. Cô với một bông hoa, hít mạnh hương thơm rồi đi trở ra. Tôi đưa mắt trông theo, tự nhiên để ý đến dáng điệu uyển chuyển của Hậu, đến tấm thân mảnh rẻ và thon thon của cô, rồi tôi thấy một cái ham muốn đến rung động khắp cả trong người.
Tôi trở dậy ra tựa cửa phòng, thấy Hậu đứng bên cái bệ ngoài sân, đang với gáo múc nước rửa taỵ Người cô nổi trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới, và tất cả ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang từng bừng rởn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy. Một lát, tiếng nước rơi kêu lanh tanh trên hòn đá nhẳn, rồi từng giọt qua cái nức che, thánh thót rơi vài bể. Hậu rửa mãi hai bàn tay xinh xắn, ngắm nghía mãi các ngón tay hồng hào. Rồi tôi thấy cô nghiêng người trên mặt bể, soi bóng mình dưới nước, tay đưa lên sửa lại mái tóc. Khi ngửng lên, vô tình nhìn thấy tôi, Hậu e thẹn vội vàng đi lẩn vào trong vườn.
Từ hôm ấy, lúc nào tôi cũng cảm thấy bóng dáng Hậu quanh mình. Những sách vở tôi xem đều được xếp đặt rất có thứ tự, những bút mực trên bàn cất rất ngăn nắp, cho đến cả quần áo của tôi cũng được tay Hậu chải chuốt rất sạch sẽ. Tôi đoán cô ta muốn biết về tôi lắm; những sách viết cũ của tôi nhiều lần thấy mở tung, và một đôi khi, một làn hương thoang thoảng đưa ra, như có một bàn tay ướp nước hoa đã lần giở đến.
Nhiều bận đi trong vườn, tôi bỗng thấy Hậu, như đột nhiên gặp tôi, cô e lệ nép vào bên nhường lối cho tôi hay nở một nụ cười trên đôi môi thắm. Có khi đứng trên đồi, tôi thấy cô đi men bờ cỏ, tìm kiếm những bông hoa đồng, để làm một bó hoa mộc mặc hương vị cảnh quê, mà sau này tôi chắc sẽ thấy mắc trong bình trên bàn học.
Dần dần, tôi quen nói chuyện với Hậu. Khi gặp hai chị em hái trè trong vườn, tôi dừng lại hỏi một hai câu, để thấy đôi má nàng hồng lên trong khoảng lá xanh, và đôi mắt đen của nàng long lanh sáng. Tôi nhận thấy Hậu thơ ngây như bông hoa cỏ, tâm hồn giản dị như các người quê. Cô giở hết các áo đẹp ra mặc, nhưng áo kiểu mới sáng mầu và tha thướt, làm nổi vẻ đều đặn của thân hình; mái tóc cô lúc nào cũng chải chuốt rất mượt, anh ánh như cỏ. Cô muốn làm vừa lòng tôi biết bao nhiêu! Cô giáng buộc chung quanh tôi một vẻ mềm yếu uyển chuyển, một ý thân thiết đậm đà. Còn tôi, tôi cũng thấy vui vẻ mỗi khi đến gần cô.
Chúng tôi dần trở nên thân mật như một đôi bạn quen. Những cuộc đi chơi của tôi đều có cô ở bên cạnh. Cô đi sát vào tôi, có khi tư lự như nghĩ ngợi một sự gì, có khi náo nức như một đứa trẻ. Những khi len lỏi qua các vườn trè, nhiều khi tôi giơ tay đỡ cô bước qua một khe đá hay một bụi cây; cô nắm chặt lấy tay tôi, đưa người lên vai tôi, sung sướng và tin cậy.
Hậu bây giờ đã khác hẳn cô thiếu nữ rụt rè và e lệ ngày tôi mới đến. Hậu đã trở nên một cô gái hay làm dáng, mơ màng và buồn rầu, đầy sức mạnh của tuổi trẻ.
o O o
Mỗi ngày, Hậu lại tỏ cho tôi biết cái tình yêu của nàng; một đuôi con mắt, một nụ cười, một dáng điệu mà tôi hiểu. Thân thể trẻ con của cô rung động dưới mắt tôi nhìn, tất cả người cô nở ra trước tình yêu như một cái mầm non trong ánh nắng. Về phần tôi, tôi cũng săn sóc đến Hậu như một người tình nhân, riêng với cô, tôi kể những chuyện trên Hà Thành, chỗ tôi ăn học. Cô hỏi tôi về những thiếu nữ xinh đẹp ở tỉnh, những quần áo và trang điểm mới, những cuộc giao du của tôi với bạn gái cùng học một trường. Nghe tôi nói, cô yên lặng, mơ màng, rồi có khi khi cô vùng nắm chặt lấy tay tôi, rồi hỏi:
- Anh, em có xinh đẹp như các cô ấy không? Em có trang điểm khéo hơn không?
Tôi chân thật đáp:
- Có, Hậu đẹp hơn nhiều, các cô ấy không sánh kịp.
Hậu lắc đầu; nhìn tôi bảo:
- Sang năm em cũng lên tỉnh học với các cô đó. Rồi anh xem, em sẽ đẹp thế nào.
Hậu ngồi lại sát bên, tôi nghe thấy hơi thở của cô rồn rập. Buổi sớm, cô mặc cái áo lụa mỏng màu đỏ, càng tươi bên nước da trắng muốt của Hậu. Tôi đoán thấy cái thân hình mềm mại, hai cánh tay chắc rắn, đôi vúi nhỏ và tròn. người Hậu như thoảng ra một thứ hương thơm ngát và say sưa.
Những buổi trưa, tôi rủ Hậu ra bờ sông Cống. Chúng tôi bỏ giầy ngồi trên cổ ẩm, dưới bóng mát của một cày tràm cành lá um tùm. Trước mặt chúng tôi, giẫy đồi đất tím lòe trong ánh nắng, trời xanh thẳm và sáng như tấm gương. Một vài đám mây trắng thong thả đi ngang trên đỉnh đồi. Chúng tôi nghe ngóng cái yên lặng của buổi trưa, hình như theo giòng nước chói ánh nắng đi xạ Thỉnh thoảng, một bóng cá nổi trong cành lau sậy, lờ dờ lên gần mặt nước như nhìn trộm hai chúng tôi, rồi lại vùng quẫy đuôi chìm mất.
Hậu sung sướng đùa nghịch như một đứa trẻ con. Cô ngồi trên bờ, bỏ thõng hai chân xuống khuấy nước. Nước mát và trong, da chân Hậu trắng xanh bên lá cỏ. rồi chúng tôi tìm một cây si ven bờ, trèo lên cành lá trên mặt sông, chúm đầu vào nhau nhìn bóng chúng tôi cùng in xuống nước với trời xanh. Có khi Hậu và tôi cùng ngả mình dưới bóng cây, nằm thiêm thiếp trong cái nắng của buổi trưa. Một con chim ở đâu đến khẽ hót trong bụi, tiếng ríu rít như vướng vào cành lá, hoà một bản đàn rực rỡ để ru hai chúng tôi trong những giấc mộng êm đềm.
Hậu chiếm đoạt hết cả ý nghĩ của tôi. Mỗi khi tôi không muốn nhìn trời mây, cảnh vật, lôi tôi lại trở lại với nàng. Chúng tôi mang sách ra cùng ngồi đọc ở ngoài vườn, tôi giảng cho Hậu nghe những chuyện đẹp đẽ trong sách và thỉnh thoảng tôi thấy nàng có vẻ mơ màng.
Một buổi sáng, chúng tôi đi sâu vào mấy nương chè bên sườn đồi. Hôm ấy tôi kể nốt cho Hậu một chuyện nàng vẫn thích. Bỗng tôi dừng lại, vì có cảm giác Hậu không nghe tôi nữa. Cô nhìn tôi, yên lặng, đôi môi hơi hé nở trên hàm răng trắng, hai mắt nhung ướt long lanh. Tôi bỏ quyển sách xuống, nhìn lại Hậu, tự nhiên hồi hộp, yếu mềm trong lòng. Hậu đưa tay nắm lấy tay tôi, lần lên vai rồi kéo tôi lại gần mình. Mái tóc chúng tôi vướng vào nhau, tôi thấy trước môi tôi cái miệng xinh thắm của nàng. Chúng tôi lặng lẽ ôm lấy nhau, say sưa trong cái hồn đầu tiên đắm đuối của linh hồn.
Hồi lâu Hậu buông tôi ra, thân nàng hãy còn rung động trên cánh tay tôi. Chúng tôi nhìn chung quanh: cây cối bao bọc như một hàng rào xanh kín đáo; chỉ có hai chúng tôi như xa lánh hẳn cuộc đời, xa lánh hẳn mọi người, quên cảnh vật trong say sưa, trong cái đầm thắm của tình yêu tuổi trẻ.
o O o
Càng ngày Hậu càng đẹp thêm ra. Tình yêu để lại phảng phất trên khuôn mặt nàng một vẻ sung sướng hồn nhiên. Mắt Hậu sáng hơn lên, dáng điệu uyển chuyển thêm; nét môi của Hậu rõ rệt, càng thắm như bông hồng đỏ, và lúc nào cũng như sẵn sàng hé nở đợi chờ cái hôn ân ái. Hậu thành điềm đạm, băn khoăn hơn trước, với những lúc bồng bột, những lúc tin yêu. Tôi cũng bắt đầu yêu Hậu; tình yêu của nàng vừa làm tôi say sưa vừa lạm tôi kỳ dị, như người đầu tiên bước vào một mảnh vườn đầy hoa cỏ lạ. Những cái hôn tha thiết và vụng về của Hậu có một hương vị mới mà tôi chưa từng được hưởng, hương vị đượm ngát của một bông hoa dại. Vì Hậu, tuy đã đi học ở trường tỉnh, vẫn hãy còn ngây thơ; nhưng nàng không chất phác như một cô gái quê, không mộc mạc những người quanh nàng. Tôi thấy trong Hậu những của quý vô ngần của một tâm hồn vừa trong sạch vừa mê mải.
Một buổi chiều hôm rằm, chúng tôi đi xem hội bắt cá ở làng vị, phía trên; cả ông bà Ba với cô em gái cùng đi. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền nan ông Ba đã thuê sẵn, ngược giòng sông Cống đi lên, giữa hai đợt đồi trùng điệp. Mặt trời chiếu rực rỡ giải sông, một buổi chiều êm ả và bao lạ Giờ khắc thật rất hợp cho những lời tình tứ, nhưng trong đám người, tôi và Hậu chỉ ngồi lặng, thỉnh thoảng nhìn nhau. Chúng tôi không nói, nhưng hai quả tim cùng hồi hộp, mong muốn được xa cách bọn người kia, khao khát những câu thỏ thẻ bên tai, những cái nâng niu âu yếm. Suốt buổi hội, Hậu đăm đăm như chờ đợi, không để ý đến một cuộc vui gì. Một sự may bất ngờ làm cho chúng tôi sung sướng; ông bà Ba và cô em có người anh họ giữ lại xem hội đêm, riêng chỉ Hậu được phép về coi nhà. Tôi cũng tìm cớ thoái thác xin về.
Thế là chỉ có hai chúng tôi xuống thuyền. Bấy giờ trời đã tối, trăng bắt đầu lên, một mặt trăng vàng đỏ, to như một cái nia, từ từ nhô lên sau rặng thông ở trên đồi. Tôi đỡ Hậu xuống thuyền, rồi chúng tôi cởi giầy, để mặc thuyền theo giòng suối. Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền như một thứ nhạc vui. Phong cảnh lúc ấy thật là tuyệt đẹp; hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương trè sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ.
Vừa xuống thuyền, Hậu đã ôm quàng lấy vai tôi, kê đầu vào má tôi, ngập ngừng nói những lời ân ái. Tôi thấy tấm thân trẻ và dẻo dang của Hậu quấn lấy tôi như một giây leo. Chúng tôi hòa hơi thở với nhau, tóc nàng bỗng buông sõa trên người tôi, thoảng ra một thứ hương ngát dịu và đầm ấm.
Khi tiếng trống hội làng Vị đã nghe không rõ, Hậu ngồi dậy ở đầu thuyền, một tay dúng xuống sông. Nàng nghịch tung những hạt nước long lanh sáng như hạt ngọc. Trời đả hết mây, quang đãng một vùng rộng. Mặt trăng tròn nhỏ lại và trong hơn, chiếu vằng vặc trên cánh đồi.
Hậu bỗng nhiên cất tiếng hát khẽ khẽ những câu hát phong tình ở nhà quê mà lần đầu nàng hiểu cái thi vị, bởi vì ca ngợi cái tình yêu đang réo rắt trong lòng nàng. Hậu có giọng hát hay, tiếng nàng ngân dài trên mặt sông theo nhịp sóng. Rồi khi nàng ngừng lại, cả cái yên lặng của quãng không bao bọc lấy chúng tôi như nghe ngóng. Một tiếng vạc đi ăn đêm buông lanh lảnh ở đâu đâu.
Hậu tựa vào tôi trên mui thuyền, không nói gì. Còn thuyền cứ từ từ theo giòng nước trôi đi.
Mùa hè đã hết.
Một buổi sáng dậy tôi thấy cây mẫu đơn đầu vườn đã đâm bông, những cái nụ con chớm đỏ sắp nở trên các cành. Ông Ba bảo tôi:
- Cây đơn này có hoa muộn. Mọi khi đầu tháng Bẩy, hoa đã nở rồi.
Tôi yên lặng không trả lời, nghĩ đến kỳ nghỉ hè của tôi đã sắp hết, tôi sắp phải rời bỏ cái vườn này lên tỉnh học. Một cảm giác dịu buồn thấm vào lòng; nhưng một đằng tôi cũng ao ước được chóng lên Hà Nội, để thấy căn buồng học cũ ở nhà trọ, những anh em, chị em bạn thân ở nhà trường. Cánh đồi ruộng đối với tôi bây giờ đã mất cái vẻ thú vị mới mẻ khi xưa, tôi muốn nói chuyện với những người khác, nhìn những phong cảnh khác.
Nhưng nắng càng bớt rực rỡ bao nhiêu thì Hậu càng buồn rầu bấy nhiêu. Nàng không thể tự an ủi được vì sắp phải xa tôi. Một ít chua chát đã lần vào những cái hôn của chúng tôi, những câu tình tứ đã nhiễm cái buồn của những giờ vui sắp hết.
Hậu muốn cùng tôi đi thăm lại những chỗ chúng tôi đã dừng lại trước. Một bụi cây, một hàng cỏ, một phiến đá trong vườn, là những kỷ niệm của tình yêu, nhắc cho hậu nhớ lại cái thời kỳ say mến. Chúng tôi lại đến dưới cây tràm ở bờ sông Cống, chỗ cỏ mượt và dầy mà chúng tôi vẫn nằm. Hậu nhắc lại những cử chỉ đã quen, nói những câu mà tôi không còn nhớ hương vị ái ân nữa. nàng ngồi lặng nhìn tôi, thở dài:
- Sắp hết hè rồi. Mai kia anh đã lên Hà Nội.
Tôi dỗ dành nàng:
- Đến tết tôi lại về đây với Hậu.
Nhưng nàng lắc đầu, bảo:
- Không, anh sẽ quên em, anh sẽ không nhớ đến em nữa đâu.
Hậu cúi xuống khóc, không nghe những lời tôi an ủi, vẻ tươi của nàng mất đi. Hậu trở nên thẫn thờ. Chúng tôi lẳng lặng đứng dậy trở về. Cỏ bên đường đã ướt sương buổi chiều. Giòng sông Cống không sáng lạng như trước, nước trông âm u và sâu hơn, chẩy lẫn vào chỗ mờ mờ ở chân trời. Gió hơi lạnh hắt hiu đưa đến, khiến cho lòng chúng tôi se lại.
Tuy vậy, khi nghĩ đến lúc trở về Hà Nội, đến những cuộc vui chơi cùng bè bạn, đến những buổi đêm đầy ánh sáng, tôi lại thấy náo nức và nóng ruột. Tôi nghĩ đến những cô gái lộng lẫy và đài các ở Hà Thành, như những bông hoa quý. Trong tâm can tôi đầy những ham muốn, nhớ tiếc, và tôi bắt đầu thấy hận mình vì một cô gái còn non mà những lời âu yếm đối với tôi bỗng trở nên xa lạ.
Tháng tám đã đến, kỳ nghỉ hè của tôi sắp hết.
Tôi phải chiều những ý muốn ngây thơ của Hậu. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, đối với nàng là một cớ để mà nhớ lại. Những cuộc đi chơi thơ thẩn của hai chúng tôi, những lúc chạy len lỏi trong nương sắn vườn trè, buổi đi xem hội ở làng Vị, lúc nào nàng cũng nhắc tới, nói đến, như để sống lại những thời khắc đã qua ấy. Tôi, tôi không nhớ rõ như nàng. Tâm trí tôi đã quay đi đến những cuộc tình duyên mới lạ khác ở tỉnh thành. Những ngày cuối cùng của tôi ở mảnh vườn này, tôi vừa bâng khuâng vừa mong đợi vẩn vơ, trong lòng không còn chờ tình âu yếm nữa. Thỉnh thoảng, một nét mặt buồn của hậu, một cái nhìn đắm đuối của nàng, làm tôi hối hận và chú ý đến nàng hơn. Nhưng chỉ thoáng qua, rồi tuổi trẻ, sự ham vui, lại đêm đến cho tôi những ý nghĩ khác.
Hậu càng ngày trở nên kỳ dị. Nàng ở bên cạnh tôi, yên lặng và đăm đăm, có khi hàng giờ không hé răng nói một câu, chỉ một đôi khi khẽ thở dài. Rồi bỗng đột nhiên, Hậu ôm chầm lấy tôi, áp má vào ngực tôi, cắn lấy môi tôi đến chảy máu. Những cái hôn của hai chúng tôi pha lẫn đầy nước mắt và nức nở.
Ngày tôi phải đi đã đến.
Sau bữa cơm trưa, Hậu và tôi cùng đi chơi một lần cuối cùng. Trời đầy mây u ám, dồn đuổi nhau ở ven đồi. Một cơn gió lạnh lùa trong lá tre kêu sào sạc. Một ngày buồn rầu, ảm đạm, để cho người ta biệt lỵ Chúng tôi cầm tay nhau đi, yên lặng, không vội vàng. Ngày mai đây, tôi với Hậu đã cách xa nhau, một nơi; nàng ở lại mảnh vườn đầy hao cỏ, tôi lẫn lộn vào đám những người tuổi trẻ ở Hà thành.
Chúng tôi trèo lên quả đồi cao nhất trong vùng, ngồi trên phiến đá nhìn xuống dưới. Cánh đồng kẻ ngang kẻ dọc những ô ruộng khác mầu, phẳng tới tận rặng núi ở chân trời; giòng sông Cống biêng biếc quanh co khuất khúc như giải lụa mềm. Tiếng thông reo trơ vơ bên tảng đá làm rung động. Hậu và tôi một mối buồn man mác.
Bỗng một làn khói trắng toa? sau bụi cây ở xa, rồi một chiếc xe hoa? đi ra, trông nhỏ bé như một thứ đồ chơi của con trẻ. Chính là chuyến tầu mà mai tôi sẽ đi. Còi tầu lanh lảnh kéo dài đưa đến, vang động trên cánh đồng, khiến tôi nhớ đến một thế giới khác mà tôi vui vẻ sắp được thấy.
Lúc trở xuống, Hậu muốn men bờ sông Cống đi vòng về. Qua những khu vườn xinh xắn trên sườn đồi, trông thấp thoáng qua lá tre những mái nhà gọn ghẽ, Hậu nắm chặt tay tôi thì thầm:
- Anh Bình, ước gì chúng ta được sống trong gian nhà kia, không lo láng nghĩ ngợi sự gì, chỉ yêu nhau... anh.
Nàng buồn rầu nhìn con sông Cống, giòng nước chẩy đi cũng như thời khắc cuối cùng của tôi với nàng. Nhẹ nhàng, tôi kéo Hậu lại gần tôi, dỗ dành an ủi nàng hứa sẽ luôn luôn về thăm.
Ngày hôm sau, Hậu cùng với ông bà Ba và cậu con tiễn tôi ra ga. Nàng mắt đỏ lên như mới khóc, tha thiết nhìn tôi, như muốn cùng tôi khoác tay âu yếm. Nhưng có ông bà Ba cùng đi, nên hai chúng tôi chỉ yên lặng ngậm ngùi. Đến một chỗ rẽ khuất sau bụi rưới, tôi thong thả đi lùi lại. Nhanh nhẹn, Hậu ôm vội lấy tôi, kê miệng đến môi tôi, hôn một cái hôn cuối cùng, thất vọng và chứa đầy những lệ.
Đến ga, trong đám người tấp nập, Hậu buồn rầu đứng yên. Tôi thấy trong đôi mắt cái vẻ đắm đuối của nàng. Tôi hứa với nàng sẻ gửi thư về luôn, sẽ nhớ đến nàng. Nhưng trong thâm tâm, tôi thấy bồng bột, vui tươi. Còn Hậu thì đứng lặng, tê tái và ủ rũ, khóe mi rớm nước mắt, lòng thắt lại bởi thất vọng và nhớ thương.
Tiếng còi vang lên, bọn hành khách xô đẩy tranh dành; tầu đến. Tôi cúi chào ông bà Ba, ẵm cậu bé lên hôn, rồi đưa mắt nhìn nàng. Lúc lên tầu, quay lại tôi thấy bóng dáng Hậu lẫn vào đám người nhà vẫn đứng yên trên sân ga vắng. Một bụi cây, chỗ rẽ, rồi cánh đồi che lấy cái ga nhỏ bên đường.
Hơn ba năm đã qua.
Tôi đã không giữ lời hứa. Từ hôm về đến Hà Nội, tôi không viết lá thư nào cho nàng. Nhiều bận tôi đã lấy giấy mực ra định viết, nhưng lại thôi. Cái kỷ niệm tôi giữ được của vườn trè và người thiếu nữ dần mờ đi trong trí nhớ, nhường chỗ cho một hình ảnh mơ màng, một hình ảnh lung linh, dịu dàng và xa xôi, khiến lắm lúc tôi nghĩ tưởng đến một chuyện tình ái ngây thơ, tôi đã mơ thấy trong một mãnh vườn dưới ánh nắng mùa hè.
Năm sau nữa, một cái thiếp mời màu hồng gửi đến làm tươi tắn hình ảnh Hậu; tôi lặng nghĩ một lát đến cô thiếu nữ mê mải ấy đã yêu tôi với những ham muốn trong sáng và tha thiết. Nhưng tôi không muốn về dự tiệc cưới nàng, và từ đấy tôi không được tin tức gì về Hậu nữa. Tôi sống cái đời hoạt động ở Hà Thành, với những tình yêu khác, những người thiếu nữ khác, mà sự nẩy nở của tâm hồn trong yêu mến mỗi lần làm cho tôi say sưa. Hình ảnh Hậu dần mờ hẳn trong trí nhớ tôi.
Tôi quên hẳn nàng đi cho đến khi một sự tình cờ lại khiến tôi gặp Hậu ở nhà một người bạn quen. Tôi đến nhà người này dự một tiệc vui mừng. Đến nơi, bạn tôi chỉ một người đàn ông còn trẻ tuổi, giới thiệu:
- Ông M... rể ông Ba trên tỉnh P. đấy anh có biết không?
Tôi gật đầu, chào lại, rồi chú ý nhìn một cách tò mò người khách mới. Chồng Hậu là một người có vẻ thông minh và rụt rè, hơi ốm yếu. Chúng tôi ngồi thong thả nói dăm ba câu chuyện rời rạc, không có cảm tình gì.
Rồi cửa phòng bỗng mở rộng, tiếng nói ríu rít làm tôi quay ra; Hậu ở ngoài bước vào tay giắt một đứa bé. Nhận thấy tôi Hậu e thẹn, hai má ửng đỏ; nàng vội cúi mặt xuống, ôm lấy con, tôi cũng bối rối đứng dậy đưa mắt nhìn nàng. hậu bây giờ trông đẹp hơn trước, môi thắm hơn, người nở nang hơn cô gái trẻ năm xưa. Toàn người nàng có một vẻ đáng yêu mĩ miều và đằm thắm, như bông hoa nở đã vừa độ. Tôi ngây người nhìn ngắm nàng trong trí nhớ bỗng vụt nổi lên những kỷ niệm đã lắng sâu, những hình ảnh rực rỡ của cánh sườn đồi. Đứng gần Hậu, tôi thấy cảm động mến yêu như lần đầu tôi yêu nàng.
Nhưng Hậu bây giờ đã có chồng rồi. Khi tôi quay lại nhìn chồng nàng, tôi thấy rõ cái lãnh đạm của người đàn ông ấy, bên cái vẻ đẹp lộng lẫy đáng yêu của Hậu. Nàng có sung sướng không? Nàng có nhớ đến tôi không? Ngậm ngùi, tôi nghĩ đến cuộc ái ân ngắn ngủi của Hậu với tôi trong mấy tháng hè; cái tình yêu ấy biết đâu không vẫn còn để lại trong lòng một vẻ rực rỡ như ánh nắng trong vườn.
THẠCH LAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét