40. LỄ PHÁT PHẦN THƯỞNG
Thứ ba, ngày 14 tháng ba
Khoảng hai giờ chiều, nhà hát lớn chật ních những
người. Các ghế hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, ghế hai bên và trên diễn
đàn đều có người ngồi cả. Trong rạp có tới vài nghìn người : nào các cô, các cậu, các bà, các ông, nào giáo sư, nào thợ thuyền. Nhìn xuống
sân rạp người ta trông thấy một lớp đầu và tay dao động, một trào
sóng lông mũ rập rờn, một làn dải mũ, tóc tơ phất phới và những tiếng
rì rầm vui vẻ khiến lòng ta hớn hở vô cùng.
Trong rạp treo những tràng hoa kết theo sắc cờ rất rực rỡ. Ở nhạc sở người ta đã đặt thêm hai bậc lên xuống : bên phải là lối học sinh được thưởng lên đàn, bên trái là lối xuống. Trên sân khấu, người ta đặt một dãy ghế bành nệm nhung, trên lưng ghế giữa có treo một vòng hoa nguyệt quế. Bên cạnh là một cái bàn phủ thảm xanh, trên bày la liệt sách vở buộc bằng những dải tam tài đẹp đẽ quá khiến các em học sinh nhìn bằng đôi mắt thèm muốn.
Ban nhạc vẫn ở chỗ ngày thường, nghĩa là đối diện với sân khấu. Các thầy giáo, các cô giáo đứng chật chỗ đầu hành lang là nơi đã dành sẵn. Sau ban nhạc có hơn trăm em bé ngồi trên những chiếc ghế dài giúp việc hát, mỗi em cầm một bài hát trong tay. Các giám thị đi đi lại lại quanh phòng để giữ trật tự và xếp học trò. Ở dãy cuối cùng, mấy bà đang nắn mũ, áo cho con.
Đúng hai giờ, âm nhạc bắt đầu. Đồng thời, người ta trông thấy ông thị trưởng, ông quận trưởng, ông đốc học và nhiều vị khác vận lễ phục mầu thâm lên đàn, ngồi vào những ghế đỏ. Khi các tân khách yên vị và ban nhạc dứt bài thì một nhạc sư, tay cầm đũa nhịp đứng dậy ra hiệu cho các cậu bé hát. Các em bé đứng lên đồng thanh hát một bài rất là hùng tráng. Cử tọa đều lắng tai nghe và ra chiều cảm động. Hát hết bài, công chúng vỗ tay nhiệt liệt.
Cuộc phát phần thưởng bắt đầu. Thầy giáo cũ tôi, ở lớp hai, tóc đỏ mắt sáng, bước lên sân khấu giữ việc đọc danh sách các học sinh trúng giải. Người ta nóng lòng đợi xem 12 em giữ việc dâng sách cho các quan khách. Các báo đều đăng tin 12 người ấy sẽ là 12 em quê quán ở khắp các tỉnh trong nước.
Chợt người ta thấy đoàn đại biểu xếp hàng đi đến và nhanh nhẹn bước lên sân khấu, rồi 12 em đại biểu đứng quay mặt ra, em nào cũng tươi tỉnh, nhưng hơi có vẻ ngượng nghịu. Cử tọa, chừng ba nghìn người đều đứng cả dậy, tiếng vỗ tay và tiếng hoan hô nổi lên như sấm. Các em bé càng bối rối.
Tôi nhận ra ngay anh Cát-Tây, đại biểu xứ Cát-Lạp, mặc y phục đen như mọi ngày. Một ông Hội viên thành phố ngồi cạnh chúng tôi, quen mặt mấy em đại biểu khác bèn chỉ dẫn cho mẹ tôi nghe :
- Em bé tóc đỏ kia là đại biểu thành Vơ-ni, em lớn tóc quăn kia là đại biểu thành La Mã. Còn em bé nhất quàng cái băng xanh là đại biểu thành Phờ-lô-răng.
Trong bọn 12 em, có hai, ba em ăn mặc sang trọng, còn những em khác tuy là con nhà thợ thuyền nhưng cũng ăn vận sạch sẽ và chỉnh tề.
Các em xếp hàng một và diễn qua ông Thị trưởng, một giáo sư đứng cạnh xướng danh ; nghe mỗi tên thì ông Thị trưởng lại hôn một em :
- Phờ-lô-răng (1), Náp-pờ (2), Bô-lô-nhơ (3), Pa-léc (4)...
Mỗi em đi qua trên đài, quan khách lại vỗ tay một loạt. Các em đại biểu diễn xong ra đứng cả lên bên cạnh bàn sách. Thầy giáo bắt đầu xướng tên trường, tên lớp và tên các em được thưởng. Các em lần lượt lên sân khấu, coi rất đẹp mắt.
Một bài âm nhạc êm ái dịu dàng ở trong buồng trò phát ra, nghe tựa như những tiếng âu yếm của các bà mẹ, các thầy giáo và các cô giáo đang rủ rỉ khuyên lơn, khích lệ con em.
Những em được thưởng lần lượt lại chỗ các quan trưởng và các vị thân hào để lĩnh thưởng, mỗi lần trao sách, các ngài đểu nói với các em một câu âu yếm hoặc xoa đầu tỏ ý thân yêu. Mỗi khi thấy những em còn bé mà được phần thưởng to, những em nghèo mà chiếm phần thường danh dự hay những em bé quá lên đàn cuống quít không biết đi đâu hoặc vướng chân vào mép thảm bị ngã, thì công chúng lại vỗ tay và cười reo rất vui vẻ !
Bây giờ đến lượt trường chúng tôi. Trước tiên tôi thấy gọi tên anh Quyết-Tư. Hôm nay anh ăn mặc mới từ đầu đến chân, nét mặt nở nang, nụ cười tươi thắm để lộ đôi hàm răng trắng như ngà. Biết đâu sáng nay anh lại không vác củi đỡ cha mẹ. Ông thị trưởng vỗ vai anh hỏi tại sao trên trán anh lại có vết đỏ. Tôi đưa mắt nhìn cha và mẹ anh ngồi ở sân rạp thấy hai người bưng miệng cười. Thứ nhì là anh Đỗ-Sinh. Anh mặc bộ áo xanh thẫm, cúc kền sáng nhoáng, người mảnh dẻ, bộ thanh nhã, trán cao, làn tóc đỏ tỏa xuống hai vai ; coi anh xinh xắn quá chừng, ai trông thấy cũng phải yêu. Các vị đều nắm tay hỏi han. Kế thầy giáo gọi :
- Dư-Biên !
Người ta thấy cậu con quan Ba pháo thủ chống nạng lên đàn. Người ta hỏi nhau và biết ngay nguyên nhân cái tai nạn đã xảy ra cho cậu, tức thì một tràng pháo tay nổ ran làm chuyển động cả rạp. Các ông thì đứng cả dậy, các bà thi vẫy mùi soa, nhao nhao cả rạp khiến cậu Biên bối rối và cảm động run cả người đứng ỳ giữa sân khấu... Ông thị trưởng kéo cậu lại gần, hôn cậu, xong lấy vòng hoa nguyệt quế treo ở lưng ghế mắc vào đầu cái nạng cậu cầm ở trước ngực. Xong ông thị trưởng đưa cậu lại chỗ cha cậu ngồi ở hàng ghế thứ nhì, cha cậu liền đỡ cậu vào chỗ ngồi. Cử tọa đều vỗ tay khen ngợi.
Ban nhạc vẫn cử những bài êm ái du dương. Các học sinh vẫn kế tiếp lên đàn lĩnh thưởng. Đây là học trò trường La-Đại, phần nhiều là con nhà buôn bán. Đây là học trò trường Vân-Lan con cái thợ thuyền. Nọ là trường Ích-Hữu, phần nhiều là con nhà làm ruộng. Cuối cùng là trường La-Nhi.
Phần thưởng phát xong, một trăm cậu học trò ở sân rạp lại đồng thanh hát nghe rất hùng hồn. Đoạn ông Thị trưởng đọc một bài diễn văn ngắn. Ông Đốc học nói tiếp :
- Các con ơi ! Trước khi ở đây ra về, các con không được quên không để lời kính chào và lời cảm ơn những người đã chịu bao nhiêu nỗi khó nhọc vì các con, những người đã hy sinh tất cả tâm trí cho các con, những người đã sống vì các con và sẽ chết vì các con, đó là những vị đang đứng ở bên cạnh các con đấy !
Ông Đốc vừa nói vừa chỉ sang chỗ các thầy giáo và các cô giáo đứng. Cảm động về lời hiệu triệu ấy, mấy nghìn đứa trẻ đều đứng lên một loạt và giơ tay về chỗ các giáo viên. Các thầy và các cô đều vẫy mũ, vẫy tay để trả lời và có vẻ bùi ngùi về sự biểu lộ chân tình của lũ trò em.
----------------
Chú thích. – 1) Florence – 2) Naples – 3) Pologne – 4) Palerme.
Trong rạp treo những tràng hoa kết theo sắc cờ rất rực rỡ. Ở nhạc sở người ta đã đặt thêm hai bậc lên xuống : bên phải là lối học sinh được thưởng lên đàn, bên trái là lối xuống. Trên sân khấu, người ta đặt một dãy ghế bành nệm nhung, trên lưng ghế giữa có treo một vòng hoa nguyệt quế. Bên cạnh là một cái bàn phủ thảm xanh, trên bày la liệt sách vở buộc bằng những dải tam tài đẹp đẽ quá khiến các em học sinh nhìn bằng đôi mắt thèm muốn.
Ban nhạc vẫn ở chỗ ngày thường, nghĩa là đối diện với sân khấu. Các thầy giáo, các cô giáo đứng chật chỗ đầu hành lang là nơi đã dành sẵn. Sau ban nhạc có hơn trăm em bé ngồi trên những chiếc ghế dài giúp việc hát, mỗi em cầm một bài hát trong tay. Các giám thị đi đi lại lại quanh phòng để giữ trật tự và xếp học trò. Ở dãy cuối cùng, mấy bà đang nắn mũ, áo cho con.
Đúng hai giờ, âm nhạc bắt đầu. Đồng thời, người ta trông thấy ông thị trưởng, ông quận trưởng, ông đốc học và nhiều vị khác vận lễ phục mầu thâm lên đàn, ngồi vào những ghế đỏ. Khi các tân khách yên vị và ban nhạc dứt bài thì một nhạc sư, tay cầm đũa nhịp đứng dậy ra hiệu cho các cậu bé hát. Các em bé đứng lên đồng thanh hát một bài rất là hùng tráng. Cử tọa đều lắng tai nghe và ra chiều cảm động. Hát hết bài, công chúng vỗ tay nhiệt liệt.
Cuộc phát phần thưởng bắt đầu. Thầy giáo cũ tôi, ở lớp hai, tóc đỏ mắt sáng, bước lên sân khấu giữ việc đọc danh sách các học sinh trúng giải. Người ta nóng lòng đợi xem 12 em giữ việc dâng sách cho các quan khách. Các báo đều đăng tin 12 người ấy sẽ là 12 em quê quán ở khắp các tỉnh trong nước.
Chợt người ta thấy đoàn đại biểu xếp hàng đi đến và nhanh nhẹn bước lên sân khấu, rồi 12 em đại biểu đứng quay mặt ra, em nào cũng tươi tỉnh, nhưng hơi có vẻ ngượng nghịu. Cử tọa, chừng ba nghìn người đều đứng cả dậy, tiếng vỗ tay và tiếng hoan hô nổi lên như sấm. Các em bé càng bối rối.
Tôi nhận ra ngay anh Cát-Tây, đại biểu xứ Cát-Lạp, mặc y phục đen như mọi ngày. Một ông Hội viên thành phố ngồi cạnh chúng tôi, quen mặt mấy em đại biểu khác bèn chỉ dẫn cho mẹ tôi nghe :
- Em bé tóc đỏ kia là đại biểu thành Vơ-ni, em lớn tóc quăn kia là đại biểu thành La Mã. Còn em bé nhất quàng cái băng xanh là đại biểu thành Phờ-lô-răng.
Trong bọn 12 em, có hai, ba em ăn mặc sang trọng, còn những em khác tuy là con nhà thợ thuyền nhưng cũng ăn vận sạch sẽ và chỉnh tề.
Các em xếp hàng một và diễn qua ông Thị trưởng, một giáo sư đứng cạnh xướng danh ; nghe mỗi tên thì ông Thị trưởng lại hôn một em :
- Phờ-lô-răng (1), Náp-pờ (2), Bô-lô-nhơ (3), Pa-léc (4)...
Mỗi em đi qua trên đài, quan khách lại vỗ tay một loạt. Các em đại biểu diễn xong ra đứng cả lên bên cạnh bàn sách. Thầy giáo bắt đầu xướng tên trường, tên lớp và tên các em được thưởng. Các em lần lượt lên sân khấu, coi rất đẹp mắt.
Một bài âm nhạc êm ái dịu dàng ở trong buồng trò phát ra, nghe tựa như những tiếng âu yếm của các bà mẹ, các thầy giáo và các cô giáo đang rủ rỉ khuyên lơn, khích lệ con em.
Những em được thưởng lần lượt lại chỗ các quan trưởng và các vị thân hào để lĩnh thưởng, mỗi lần trao sách, các ngài đểu nói với các em một câu âu yếm hoặc xoa đầu tỏ ý thân yêu. Mỗi khi thấy những em còn bé mà được phần thưởng to, những em nghèo mà chiếm phần thường danh dự hay những em bé quá lên đàn cuống quít không biết đi đâu hoặc vướng chân vào mép thảm bị ngã, thì công chúng lại vỗ tay và cười reo rất vui vẻ !
Bây giờ đến lượt trường chúng tôi. Trước tiên tôi thấy gọi tên anh Quyết-Tư. Hôm nay anh ăn mặc mới từ đầu đến chân, nét mặt nở nang, nụ cười tươi thắm để lộ đôi hàm răng trắng như ngà. Biết đâu sáng nay anh lại không vác củi đỡ cha mẹ. Ông thị trưởng vỗ vai anh hỏi tại sao trên trán anh lại có vết đỏ. Tôi đưa mắt nhìn cha và mẹ anh ngồi ở sân rạp thấy hai người bưng miệng cười. Thứ nhì là anh Đỗ-Sinh. Anh mặc bộ áo xanh thẫm, cúc kền sáng nhoáng, người mảnh dẻ, bộ thanh nhã, trán cao, làn tóc đỏ tỏa xuống hai vai ; coi anh xinh xắn quá chừng, ai trông thấy cũng phải yêu. Các vị đều nắm tay hỏi han. Kế thầy giáo gọi :
- Dư-Biên !
Người ta thấy cậu con quan Ba pháo thủ chống nạng lên đàn. Người ta hỏi nhau và biết ngay nguyên nhân cái tai nạn đã xảy ra cho cậu, tức thì một tràng pháo tay nổ ran làm chuyển động cả rạp. Các ông thì đứng cả dậy, các bà thi vẫy mùi soa, nhao nhao cả rạp khiến cậu Biên bối rối và cảm động run cả người đứng ỳ giữa sân khấu... Ông thị trưởng kéo cậu lại gần, hôn cậu, xong lấy vòng hoa nguyệt quế treo ở lưng ghế mắc vào đầu cái nạng cậu cầm ở trước ngực. Xong ông thị trưởng đưa cậu lại chỗ cha cậu ngồi ở hàng ghế thứ nhì, cha cậu liền đỡ cậu vào chỗ ngồi. Cử tọa đều vỗ tay khen ngợi.
Ban nhạc vẫn cử những bài êm ái du dương. Các học sinh vẫn kế tiếp lên đàn lĩnh thưởng. Đây là học trò trường La-Đại, phần nhiều là con nhà buôn bán. Đây là học trò trường Vân-Lan con cái thợ thuyền. Nọ là trường Ích-Hữu, phần nhiều là con nhà làm ruộng. Cuối cùng là trường La-Nhi.
Phần thưởng phát xong, một trăm cậu học trò ở sân rạp lại đồng thanh hát nghe rất hùng hồn. Đoạn ông Thị trưởng đọc một bài diễn văn ngắn. Ông Đốc học nói tiếp :
- Các con ơi ! Trước khi ở đây ra về, các con không được quên không để lời kính chào và lời cảm ơn những người đã chịu bao nhiêu nỗi khó nhọc vì các con, những người đã hy sinh tất cả tâm trí cho các con, những người đã sống vì các con và sẽ chết vì các con, đó là những vị đang đứng ở bên cạnh các con đấy !
Ông Đốc vừa nói vừa chỉ sang chỗ các thầy giáo và các cô giáo đứng. Cảm động về lời hiệu triệu ấy, mấy nghìn đứa trẻ đều đứng lên một loạt và giơ tay về chỗ các giáo viên. Các thầy và các cô đều vẫy mũ, vẫy tay để trả lời và có vẻ bùi ngùi về sự biểu lộ chân tình của lũ trò em.
----------------
Chú thích. – 1) Florence – 2) Naples – 3) Pologne – 4) Palerme.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét