Biết rõ nền tài chánh của mình, Khánh cố cam phận với ngõ hẻm chàng ở.
Ngõ hẻm không có đường cho nước rút, nên hễ mưa xuống là nước vào viếng nhà chàng, xông pha ra đến sau bếp. Nó mang theo nào là giấy, bã mía, lá chuối gói xôi mà trẻ con trong xóm vứt bừa bãi trên đất mỗi buổi sáng rồi khi trở ra, nó bỏ lại những người khách khó chịu ấy.
Trước nhà chàng là một cánh đồng Tháp-Mười thu hẹp, mùa ướt, thì đọng nước mưa, mùa khô thì đọng nước rửa nhà từ cả hai mươi căn phố tống ra.
Phố vách ván, vợ chàng có chưởi chàng thì nhà hai bên nghe không sót một tiếng. Vách ván lâu năm, nhót hở cỡ đút ngón tay qua lọt, nên chi nhà ăn cái gì người ta cũng biết rõ như ở chung.
- A, hôm nay cuối tháng, nó ăn toàn cá rô con dầm mắm nêm.
Ngoài các thứ tiếng động cổ điển mà chàng phải nghe như là vợ chồng họ cãi lộn nhau vào giấc trưa, trẻ con ó ré bất kỳ giờ giấc nào, ra-dô vặn thả máy, Khánh sợ nhứt là những đám đóng đinh treo mùng.
À, tại làm sao mà đinh treo mùng của họ nó có sút họ không đóng ban ngày, mà hễ lối mười giờ đêm chàng đang lim dim thì nghe tứ phía tiếng búa nện vào đầu đinh một cách điên tiết.
Lắm khi búa nện trật một bên, đinh bắn ra xa, họ nổi giận chưởi cây đinh om sòm. Chiến dịch đóng đinh treo mùng đêm nào cũng tái diễn cả không ở nhà nầy thì ở nhà khác.
Lại mấy chị chè đậu, xưng xa nữa ! Trưa trưa, vừa chợp mắt được là mấy chị đi sát thềm nhà mà hét lên: "Ai chè đậu nước dừa hôn ?"
Khánh giựt mình thức dậy thì trăm ngàn tiếng động khác ngăn chàng ngủ trở lại.
Chàng cố an phận trong ngõ hẻm ấy, nhưng không thể được, vì một người kia không dung tha chàng.
Đó là chị chủ căn nhà đối mặt. Đầu đuôi câu chuyện cũng tại cánh đồng Tháp-Mười trước cửa.
Số là thằng con của chàng nó xếp ghe bằng giấy thả lên cái biển tí hon ấy cho vui mắt, ghe trôi tấp qua bờ biển bên kia tức là trước nhà đối mặt. Nước rút xuống mà ghe lại không rút theo, thành ra thằng bé vô tình xả rác trước nhà người ta.
Chị chủ nhà, sáng ra quét sân, thấy vậy phát chưởi ngay. Thì rác ở sân chị, chị cũng quét xuống biển chớ quét đi đâu, mà bị xả mới có một chiếc ghe bằng giấy là chị làm ầm bên.
Vợ chàng chịu không được, bước ra trả lời. Chàng toan níu vợ lại nhưng không kịp. Thế rồi hai đối phương đứng bên nây bờ biển và đứng bên kia bờ biển mà đấu khẩu với nhau y hệt như hai nước nghịch ở hai bên một bờ đại dương đánh giặc nguội với nhau bằng ra-dô.
Vợ Khánh chỉ đấu khẩu một lần đó thôi, thế mà chị kia lại cứ kéo dài mỗi ngày như là tiểu thuyết võ hiệp đăng báo, nói xiên nói xỏ chịu không thấu.
Hai vợ chồng Khánh khổ quá, định dọn nhà đi nơi khác.
Nhưng đã ở đó lâu rồi, Khánh thích chơn trời quen thuộc nơi đó: thân cây sao rêu phủ nhô lên khỏi nóc dãy nhà ngoài đường, mũi nhọn của lầu chuông nhà thờ đàng xa kia, và cả đến hàng dây kẽm phơi quần áo trước nhà, cái gì đối với chàng cũng đã thân yêu quá đi rồi.
Vả lại, cứ bằng vào số tiền mà chàng kiếm được khi nhường nhà nầy lại cho kẻ khác, thì chàng không thể tìm một nơi hơn thế.
Ở đây tuy ngập nước, tuy ồn mà tương đối khỏi bị cái nạn cầu tiêu hầm tràn trề ra sau mỗi trận mưa.
Thật là đi không nỡ mà ở cũng không đành.
Bỗng đùng một cái, con mẹ trước mặt dọn đồ đi. Trời ơi, phước đâu mà lớn quá như vậy ?
Sáng hôm ấy, hai vợ chồng mở cửa ra đón xôi ăn thì ngạc nhiên hết sức mà thấy phu xe cá đang khuân bàn ghế của nhà đối mặt ra xe.
Nào lu, nào hũ, nào lon, nào gáo chồng chất trên chiếc cam-nhông hai ngựa ấy rồì một tiếng đồng hồ sau là vợ chồng Khánh thoát nợ đời.
Khi chiếc xe cá đã ra khỏi ngõ hẻm, mười chín bà chủ nhà trong ngõ tựu lại trước cửa căn nhà trống mà bàn tán xôn xao.
Một chị ra vẻ thạo tin nói:
- Nó sang tới hai mươi ngàn đồng, được tiền quá.
- Hai mươi ngàn, thật hay giỡn ?
- Không tin thì thôi. Tôi nghe rõ đây mà ! Chủ phố ăn đứt ba ngàn mới chịu sang tên đó.
- Thế sang cho ai ?
Chị nọ cười bí mật mà rằng:
- Rồi sẽ biết.
Cả xóm đều nao nức mong đợi người chủ mới dọn về. Người đó có thể chỉ là một người thường như họ thôi, nhưng ở đây buồn quá, không có án mạng nào xảy ra hết, cho đến một vụ bắt ghen nho nhỏ cũng không thì một người dọn đi, một kẻ dọn về đều là trò vui được.
Họ khỏi phải đợi lâu vì ngay trưa hôm đó, có người đến rửa nhà.
Tức thì đàn bà trong xóm vồ lấy chị rửa nhà mà hỏi lăng xăng. Chị ta ngơ ngác đáp:
- Ông ấy mướn tui rửa thì tui rửa, có biết ai đâu.
Cả xóm thất vọng mà không tuyệt vọng, và bền chí đợi chờ.
Sáng hôm sau có xe cá vào ngõ, mà lần nầy thì đến hai chiếc, lại chở toàn đồ mới và đồ quí giá không mà thôi: giường gõ đỏ, nệm cao-su xốp, tủ bằng-lăng trắng, sa-lông mua ở tiệm tây, ra-dô gắn vào tủ, v. v...
Một người đàn ông ra vẻ người nhà, đi theo chỉ huy việc sắp đặt bàn ghế.
- Chủ mới là ai đó anh ? - Thiên hạ bu lại hỏi.
- Cô tôi.
- Cô anh là ai ?
- Có nói, bà con cũng không biết. Cô tôi là vợ của ông tôi, còn ông tôi là chủ của tôi.
Thấy đồ đạc quí giá, người trong ngõ cũng đoán được chủ nhà ở vào hạng ông. Anh người nhà lại xác nhận như thế. Giai cấp người chủ mới khiến họ càng tò mò thêm và ngạc nhiên lắm: là hạng ông sao lại vào ở đây ?
Sau buổi ăn trưa, chủ nhơn đến. Nhưng chỉ thấy bà chớ không thấy ông. Bà đi tắc-xi vào tận cửa với một chị người nhà.
Bà còn trẻ, độ hăm lăm tuổi thôi, ăn mặc sang quá sá và tướng mạo cũng sang trọng vô cùng. Lẽ cố nhiên là mặt bà đẹp, móng tay bà đỏ choét và nhọn hoắt.
Từ đó tới chiều cửa đóng kín mít khiến thiên hạ ấm ức vô cùng.
Chiều lại có người xách gào-mên cơm đến, cửa hé mở rồi đóng lại như cũ.
Đờn bà trong xóm trề môi dài một thước năm mà xầm xì với nhau:
- Xì ! Điệu dữ quá. Bộ sợ người ta thấy mặt rồi mất màu hay sao chớ ?
Liên tiếp hai ngày liền, cửa nhà ấy vẫn đóng kín mi kín mít. Thiên hạ ở đây khó chịu quá. Đờn bà ở đây thì người nầy xẹt qua nhà người nọ mà kháo chuyện chớ có đâu mà khuê môn bất xuất như thế nầy, báo hại người ta dòm mỏi cổ, đợi hụt hơi mà không thấy tăm dạng gì hết.
Sáng ngày thứ ba, chị người nhà ra ngoài, tay ôm một ôm quần áo dơ.
Thôi chết chị nầy rồi ! Thiên hạ vây lấy chị, rồi mấy mươi câu hỏi đưa ra một lượt khiến chị muốn phát điên lên.
- Làm sao cứ ở lì ở trỏng, không ra chơi bồ ?
- Cô chủ của chị đẹp quá ! Còn ông chủ đâu ?
- Ông chủ tên gì, làm nghề gì ?
- Giàu lắm hả chị ?
- Chà đến cái khăn mu-soa nhỏ cũng bỏ tiệm giặt ủi. Thành ra chị còn công việc đâu mà làm?
Ngõ hẻm không có đường cho nước rút, nên hễ mưa xuống là nước vào viếng nhà chàng, xông pha ra đến sau bếp. Nó mang theo nào là giấy, bã mía, lá chuối gói xôi mà trẻ con trong xóm vứt bừa bãi trên đất mỗi buổi sáng rồi khi trở ra, nó bỏ lại những người khách khó chịu ấy.
Trước nhà chàng là một cánh đồng Tháp-Mười thu hẹp, mùa ướt, thì đọng nước mưa, mùa khô thì đọng nước rửa nhà từ cả hai mươi căn phố tống ra.
Phố vách ván, vợ chàng có chưởi chàng thì nhà hai bên nghe không sót một tiếng. Vách ván lâu năm, nhót hở cỡ đút ngón tay qua lọt, nên chi nhà ăn cái gì người ta cũng biết rõ như ở chung.
- A, hôm nay cuối tháng, nó ăn toàn cá rô con dầm mắm nêm.
Ngoài các thứ tiếng động cổ điển mà chàng phải nghe như là vợ chồng họ cãi lộn nhau vào giấc trưa, trẻ con ó ré bất kỳ giờ giấc nào, ra-dô vặn thả máy, Khánh sợ nhứt là những đám đóng đinh treo mùng.
À, tại làm sao mà đinh treo mùng của họ nó có sút họ không đóng ban ngày, mà hễ lối mười giờ đêm chàng đang lim dim thì nghe tứ phía tiếng búa nện vào đầu đinh một cách điên tiết.
Lắm khi búa nện trật một bên, đinh bắn ra xa, họ nổi giận chưởi cây đinh om sòm. Chiến dịch đóng đinh treo mùng đêm nào cũng tái diễn cả không ở nhà nầy thì ở nhà khác.
Lại mấy chị chè đậu, xưng xa nữa ! Trưa trưa, vừa chợp mắt được là mấy chị đi sát thềm nhà mà hét lên: "Ai chè đậu nước dừa hôn ?"
Khánh giựt mình thức dậy thì trăm ngàn tiếng động khác ngăn chàng ngủ trở lại.
Chàng cố an phận trong ngõ hẻm ấy, nhưng không thể được, vì một người kia không dung tha chàng.
Đó là chị chủ căn nhà đối mặt. Đầu đuôi câu chuyện cũng tại cánh đồng Tháp-Mười trước cửa.
Số là thằng con của chàng nó xếp ghe bằng giấy thả lên cái biển tí hon ấy cho vui mắt, ghe trôi tấp qua bờ biển bên kia tức là trước nhà đối mặt. Nước rút xuống mà ghe lại không rút theo, thành ra thằng bé vô tình xả rác trước nhà người ta.
Chị chủ nhà, sáng ra quét sân, thấy vậy phát chưởi ngay. Thì rác ở sân chị, chị cũng quét xuống biển chớ quét đi đâu, mà bị xả mới có một chiếc ghe bằng giấy là chị làm ầm bên.
Vợ chàng chịu không được, bước ra trả lời. Chàng toan níu vợ lại nhưng không kịp. Thế rồi hai đối phương đứng bên nây bờ biển và đứng bên kia bờ biển mà đấu khẩu với nhau y hệt như hai nước nghịch ở hai bên một bờ đại dương đánh giặc nguội với nhau bằng ra-dô.
Vợ Khánh chỉ đấu khẩu một lần đó thôi, thế mà chị kia lại cứ kéo dài mỗi ngày như là tiểu thuyết võ hiệp đăng báo, nói xiên nói xỏ chịu không thấu.
Hai vợ chồng Khánh khổ quá, định dọn nhà đi nơi khác.
Nhưng đã ở đó lâu rồi, Khánh thích chơn trời quen thuộc nơi đó: thân cây sao rêu phủ nhô lên khỏi nóc dãy nhà ngoài đường, mũi nhọn của lầu chuông nhà thờ đàng xa kia, và cả đến hàng dây kẽm phơi quần áo trước nhà, cái gì đối với chàng cũng đã thân yêu quá đi rồi.
Vả lại, cứ bằng vào số tiền mà chàng kiếm được khi nhường nhà nầy lại cho kẻ khác, thì chàng không thể tìm một nơi hơn thế.
Ở đây tuy ngập nước, tuy ồn mà tương đối khỏi bị cái nạn cầu tiêu hầm tràn trề ra sau mỗi trận mưa.
Thật là đi không nỡ mà ở cũng không đành.
Bỗng đùng một cái, con mẹ trước mặt dọn đồ đi. Trời ơi, phước đâu mà lớn quá như vậy ?
Sáng hôm ấy, hai vợ chồng mở cửa ra đón xôi ăn thì ngạc nhiên hết sức mà thấy phu xe cá đang khuân bàn ghế của nhà đối mặt ra xe.
Nào lu, nào hũ, nào lon, nào gáo chồng chất trên chiếc cam-nhông hai ngựa ấy rồì một tiếng đồng hồ sau là vợ chồng Khánh thoát nợ đời.
Khi chiếc xe cá đã ra khỏi ngõ hẻm, mười chín bà chủ nhà trong ngõ tựu lại trước cửa căn nhà trống mà bàn tán xôn xao.
Một chị ra vẻ thạo tin nói:
- Nó sang tới hai mươi ngàn đồng, được tiền quá.
- Hai mươi ngàn, thật hay giỡn ?
- Không tin thì thôi. Tôi nghe rõ đây mà ! Chủ phố ăn đứt ba ngàn mới chịu sang tên đó.
- Thế sang cho ai ?
Chị nọ cười bí mật mà rằng:
- Rồi sẽ biết.
Cả xóm đều nao nức mong đợi người chủ mới dọn về. Người đó có thể chỉ là một người thường như họ thôi, nhưng ở đây buồn quá, không có án mạng nào xảy ra hết, cho đến một vụ bắt ghen nho nhỏ cũng không thì một người dọn đi, một kẻ dọn về đều là trò vui được.
Họ khỏi phải đợi lâu vì ngay trưa hôm đó, có người đến rửa nhà.
Tức thì đàn bà trong xóm vồ lấy chị rửa nhà mà hỏi lăng xăng. Chị ta ngơ ngác đáp:
- Ông ấy mướn tui rửa thì tui rửa, có biết ai đâu.
Cả xóm thất vọng mà không tuyệt vọng, và bền chí đợi chờ.
Sáng hôm sau có xe cá vào ngõ, mà lần nầy thì đến hai chiếc, lại chở toàn đồ mới và đồ quí giá không mà thôi: giường gõ đỏ, nệm cao-su xốp, tủ bằng-lăng trắng, sa-lông mua ở tiệm tây, ra-dô gắn vào tủ, v. v...
Một người đàn ông ra vẻ người nhà, đi theo chỉ huy việc sắp đặt bàn ghế.
- Chủ mới là ai đó anh ? - Thiên hạ bu lại hỏi.
- Cô tôi.
- Cô anh là ai ?
- Có nói, bà con cũng không biết. Cô tôi là vợ của ông tôi, còn ông tôi là chủ của tôi.
Thấy đồ đạc quí giá, người trong ngõ cũng đoán được chủ nhà ở vào hạng ông. Anh người nhà lại xác nhận như thế. Giai cấp người chủ mới khiến họ càng tò mò thêm và ngạc nhiên lắm: là hạng ông sao lại vào ở đây ?
Sau buổi ăn trưa, chủ nhơn đến. Nhưng chỉ thấy bà chớ không thấy ông. Bà đi tắc-xi vào tận cửa với một chị người nhà.
Bà còn trẻ, độ hăm lăm tuổi thôi, ăn mặc sang quá sá và tướng mạo cũng sang trọng vô cùng. Lẽ cố nhiên là mặt bà đẹp, móng tay bà đỏ choét và nhọn hoắt.
Từ đó tới chiều cửa đóng kín mít khiến thiên hạ ấm ức vô cùng.
Chiều lại có người xách gào-mên cơm đến, cửa hé mở rồi đóng lại như cũ.
Đờn bà trong xóm trề môi dài một thước năm mà xầm xì với nhau:
- Xì ! Điệu dữ quá. Bộ sợ người ta thấy mặt rồi mất màu hay sao chớ ?
Liên tiếp hai ngày liền, cửa nhà ấy vẫn đóng kín mi kín mít. Thiên hạ ở đây khó chịu quá. Đờn bà ở đây thì người nầy xẹt qua nhà người nọ mà kháo chuyện chớ có đâu mà khuê môn bất xuất như thế nầy, báo hại người ta dòm mỏi cổ, đợi hụt hơi mà không thấy tăm dạng gì hết.
Sáng ngày thứ ba, chị người nhà ra ngoài, tay ôm một ôm quần áo dơ.
Thôi chết chị nầy rồi ! Thiên hạ vây lấy chị, rồi mấy mươi câu hỏi đưa ra một lượt khiến chị muốn phát điên lên.
- Làm sao cứ ở lì ở trỏng, không ra chơi bồ ?
- Cô chủ của chị đẹp quá ! Còn ông chủ đâu ?
- Ông chủ tên gì, làm nghề gì ?
- Giàu lắm hả chị ?
- Chà đến cái khăn mu-soa nhỏ cũng bỏ tiệm giặt ủi. Thành ra chị còn công việc đâu mà làm?
Chị người nhà chỉ mỉm cười mãi, rốt cuộc chị
đáp chung:
- Cổ không cho tôi đi đâu hết....
- Cấm cung à ?
- Như vậy ai thèm làm, ăn lương bao nhiêu một tháng mà bị nhốt như vậy cũng chẳng thèm?
- Thôi để khi khác.
Chị người nhà rứt mà đi, cả bọn còn tức ấm ách vì điều tra chưa tới nơi.
Chiều hôm đó một chiếc xe Mercédès nước sơn đen láng như huyền Phú-Quốc, vào ngõ, đậu lại ngay trước nhà mới dọn.
Một người đàn ông năm mươi tuổi, ăn mặc sang, cân xứng với chiếc xe, bước xuống, đóng cửa thật nhẹ rồi đi vào nhà. Ông ta chưa gõ cửa thì cửa đã mở. Bên ngoài người ta dòm thấy cô chủ nghẻo đầu rồi thụt lui vài bước nhường chỗ cho người đàn ông. Cửa khép lại liền khi ông ta bước qua khỏi ngưỡng.
Chiếc xe Mercédès đậu trong ngõ hẻm đến hai giờ sáng trong xóm mới nghe nó rồ máy êm ru.
Mấy hôm sau chị người nhà được ra ngoài, càng ngày càng ở lâu thêm mấy phút. Như vậy rất đủ cho cuộc thẩm vấn của các bà trong xóm. Họ đã biết rành mạch về nhà nầy rồi.
Cô chủ làm bé cho một ông kia. Ông ấy thuộc giới nào, các bà chỉ kề miệng vào tai nhau mà nói nho nhỏ thôi. Chỉ biết ông ta giàu lắm, có đến ba chiếc xe hơi nhà. Con gái lớn của ông ta tròm trèm tuổi của cô Tư, cô vợ bé ấy.
Cô Tư ít khi đi đâu. Mỗi ngày sai chị ở mua báo về đọc để khỏi mất liên lạc với bên ngoài. Vài ba đêm tiếp chồng một lần, có khi đến nửa đêm, thỉnh thoảng tới năm giờ sáng.
Cô Tư dọn về đây, không lợi cho ai cả, vì đàn bà trong xóm mất hết một nhà đề ngồi lê đôi mách lại mất hết một tay bồ.
Riêng Khánh thì chàng thấy chàng có phước như là đẻ bọc điều. Đang khổ vì chị hàng xóm thì chị nầy bỗng dưng nhường nhà lại cho một cô gái tối ngày không nói một tiếng. Sướng biết hao. Thế là khỏi phải tính đến chuyện dọn nhà đi nơi khác, khỏi phải rời bỏ những chơn trời thân yêu ở đây.
Nửa tháng sau, một chuyện y hệt như thế lại xảy ra nơi căn nhà số 17.
Cô chủ mới trẻ đẹp, đồ đạc cũng quí giá, cũng đóng cửa kín mít, và ông chủ thỉnh thoảng đến, cũng trên bốn mươi, ăn mặc sang trọng và đi xe Huê-Kỳ.
Các bà trong xóm kề tai nhau mà xầm xì:
- Coi bộ cái vó ấy thì cũng là vợ bé nữa !
Quả thật thế, mấy hôm sau, con ở của cô chủ thứ nhì vừa ló ra cửa thì bị họ bố ráp ngay để điều tra. Con bé khai tạch hoạch không sót một móng.
Trường hợp của cô Hélène nầy thì có hơi khác trường hợp cô Tư. Cô Hélène vừa bị bà chủ lớn bắt được ở một căn nhà tại ngõ hẻm khác, đánh cho một trận nên thân rồi xởn đầu.
Cô Hélène quyết tâm đóng cửa đền mãi mãi, trừ khi ông đến gõ theo ước lệ mới mở thôi.
Lại một tai nạn nữa cho xóm. Mất thêm một đại bản doanh ngồi lê, lại mất một tay bồ thứ nhì.
Nhưng Khánh thì lại mừng thầm. Vợ bé tới đây đông chừng nào, chàng sẽ được yên thân chừng nấy, vì không ai mà im lặng và yên lặng cho bằng loài vợ bé.
Nếu cô Hélène đến đây là do sự tình cờ thì những cô Sáu, cô Chín, cô Mạc-rít, cô Ma-lên khác đến, nhờ sự giới thiệu.
Số là hôm ấy cái ông chồng cô Tư đâm xe vào thì đèn pha xe ông ta rọi ngay đít xe của chồng cô Hélène đang đậu cách đó năm căn.
Thấy dáng xe quen, ông nọ sanh nghi, xăm xăm lại đó, chừng nhìn lại số thì quả là xe của bạn.
Ông nọ mừng quýnh chạy lui về báo tin cho cô Tư, cô Tư hỏi chị ở mới hay tự sự.
Ông nọ thích lắm, ngỡ chỉ có một mình ông mới bậy bạ thôi, nào dè gặp bồ. Đó rồi hai ông bà đi ngay lại căn 17 mà gõ cửa.
Trong đó chắc người ta quýnh lên, vì vừa bị một trận đến phải bỏ xóm kia mà. Nhưng vợ chồng ông ngoài nầy lên tiếng. Cửa mở, họ mừng rỡ nhau om sòm, giới thiệu lăng xăng rồi từ đó hai cô vợ bé đi lại nhau luôn.
Thế rồi mạnh các ông các ông giới thiệu, mạnh các bà, các bà rủ ren không mấy lúc mà vợ bé tràn đến như nước vỡ bờ.
Lệ trong xóm sang nhà mười ghim. Đó là cái giá bất di bất dịch từ ngày có cuộc di cư ở miền Bắc vào.
Nhưng giá nhà bỗng nhảy vọt lên từ mườì đến hai mươi ghim: Các ông chồng giàu cứ đổ tiền ra mà đuổi êm người ta đi như Do-Thái mua đất của Ả-Rập trước ngày phân chia xứ Ba-Lết-Tin.
Người trong xóm cái gì cũng muốn cắt nghĩa cả và cắt nghĩa được tuốt. Họ tự hỏi tại sao các ông ấy giàu sang tột bực như thế lại bắt các cục cưng ở xóm tồi tàn như vậy.
Rồi họ giải thích rằng nếu để ở xóm sang thì dễ lậu việc bởi vợ họ quen biết nhiều các xóm đó. Xe đậu ở ngoài đường dễ nhìn hơn là trốn trong xó nầy.
Mới trong vòng hai tháng mà có đến mười cô vợ bé về dãy phố hai mươi căn nầy.
Tối tối một dọc xe Huê-kỳ bóng lộn nối đuôi nhau đậu trong ngõ hẻm. Mấy đức phu quân ở đây quen biết nhau cả và xem ra họ thương mến nhau lắm. Đồng hội đồng thuyền mà !
Họ lại hùn tiền nhau, sang một căn phố, không để ai ở cả mà dùng làm nơi gặp mặt mỗi đêm. Phố dọn như "ba", có quầy rượu, có bồi chuyên môn pha "cóc-ten".
Họ bàn nhau công việc tại đại bản doanh đó và rất ung dung chớ khỏi phải lấm la lấm lét vì nơi đầu ngõ đã đặt lính gác hẳn hòi. Lính gác ngõ là một chị đàn bà bán thuốc lẻ, được lịnh hễ thấy gì khả nghi là phải bỏ hàng chạy vào báo động ngay.
Các gia đình vợ bé nầy được tổ chức châu đáo rồi không thấy sợ nữa. Tối lại họ mở cửa ra như thường, và đèn sáng làm nổi bật sự trang trí lộng lẫy trong nhà của họ.
Họ đi xem hát có đoàn, thỉnh thoảng đi mua lụa, mua vải, mua trái cây, thì đi cặp ba, cặp tư.
Ban ngày họ qua lại nhau luôn chớ không rúc trong nhà như lúc trước.
Mười bà vợ bé đều đẹp cả mười. Nhưng có bà đẹp ngây thơ phúc hậu, có bà lại đẹp một cách khêu gợi ồn ào. Vài bà nghiêm trang, phần lớn đều lẳng. Họ đi đứng uốn éo như con rắn và ăn mặc thì y như là mới mắc một đám mưa, da thịt lộ ra rõ bông bông.
Khánh chỉ mới có ba mươi thôi. Ban đầu chàng chỉ thấy mình có phước mà được yên thân, nhưng về sau chàng lại sung sướng mà được thưởng thức mỗi buổi chiều cuộc triển lãm ngực và mông.
Chàng đùa với vợ:
- Bộ ngực đó hỗn quá !
Vợ chàng é một tiếng, háy chàng một cái rồi ngoe ngoảy bỏ đi vào nhà.
Khánh nhìn vợ rồi nhiều khi đâm ra tủi thân. Vợ chàng đẻ ba lần rồi, đã gầy như con khô hố, và già xọm ra. Những bà vợ lớn của mấy ông sang trọng kia chắc cũng thế.
Nhưng họ lại có phương tiện để tìm an ủi nơi khác, họ, những người lưng khòm, vai hơi rút, và đầu hoa râm. Trong khi đó thì chàng, một thanh niên hồng hào sức khỏe, sinh lực dồi dào lại chỉ được thưởng thức suông mấy bộ ngực kia như là xem chiếu bóng mỗi buổi chiều.
Khánh tủi thân mãi rồi đâm liều. Ừ, tại sao mình lại không có vợ bé như người ta ? Những bộ ngực trước nhà khiêu khích mãi không thôi, còn vợ chàng thì cứ một ngày một lép thêm như bánh tráng nhúng nước.
Khánh tự biết là không đủ sức nuôi dưỡng hai gia đình, nhưng chàng cãi với chàng:
- Nào mình có mướn phố mắc tiền, có sắm bàn ghế sang trọng làm chi. Một căn phố lá, một chiếc chõng tre là đủ rồi. Mình chọn mấy cô bà ba, chớ đâu dám rớ tới mấy cô móng tay đỏ mà ngại.
Mấy lão kia ăn xài ẩu thế chưa chắc đã sẵn tiền, đã hơn mình.
Biết đâu ngày kia báo sẽ không đăng tin một trong mấy lão, hoặc thụt két, hoặc lường gạt các chỗ làm ăn ? Mình lương tháng bốn ngàn, chia ra cho ẻm ngàn rưỡi là yên tới già.
Sợ bà đầm ở nhà chăng ? Điều đó khỏi lo. Nếu biết cách như các lão kia thì an ninh sẽ được bảo đảm. Sài-gòn có muôn ngàn ngõ hẻm, các bà vợ lớn có liên kết với nhau, bố trí hằng vạn tay do thám cũng tìm chẳng ra mấy ổ uyên ương bí mật nầy.
Nhưng tuy tính vậy, chàng vẫn hoang mang, không biết có nên liều hay không. Lương chia rồi còn hai nghìn rưỡi mỗi tháng để đương đầu với nào tiền phố, tiền đèn, tiền nước, tiền chợ, tiền thuốc men, tiền ơn nghĩa, một vạn thứ tổn phí không thể tránh được, thì có đủ đâu là đâu.
Khổ ơi là khổ ! Ngỡ yên thân được với cuộc xăm lăng ngõ hẻm của đạo binh vợ bé, nào ngờ bây giờ đến phải rầu chín ruột ra.
Đêm nằm nghe tiếng cười giỡn dòn như bấp rang bên cạnh, trí mơ màng duyệt lại những tấm thân quyến rũ kia, chàng muốn điên tiết lên, vụt ngồi dậy bước xuống giường, đi qua đi lại, khiến vợ chàng kinh ngạc hết sức.
Khánh đi đã rồi lấy bút mực ra lập ngân sách cho hai gia đình. Lần nào cũng lòi ra một chỗ trống trong quỹ gia đình chánh, không thể tưởng tượng ra món tiền gì để trám nổi lỗ hồng to ấy.
Chưa có vợ bé mà Khánh đã gầy sút đi vì mất ngủ. Mất ngủ vì lo toan phương tiện tài chánh mà cũng vì bận rình mọi việc xảy ra ở các nhà vợ bé.
Chín giờ, chàng lắng đợi chiếc "xì-bo" hai chỗ ngồi của cái ông mặc áo con chim con cò. Chàng tưởng tượng cô Ma-ri đang uyển chuyển bước ra mở cửa, rồi nhảy ra sân bá lấy cổ lão cao-bồi già.
Mười một giờ, chàng băn khoăn sao lão thầu khoán chồng cô Ma-Lên lại không về như mọi bữa khác.
Thế nầy thì đến chết thôi trời ơi !
Mỗi ngày đi làm bốn buổi, Khánh đều ghé qua cô hàng thuốc lẻ ở đầu đường V. vì ở đó có đèn đỏ, không ngừng cũng không được. Mà ngừng một lần thì nó bắt ngừng hoài vì cô bán thuốc mặt rổ hoa mè trông có duyên ớn.
Cô bán thuốc cũng bất nhơn, không lần nào là không cười mím chi với Khánh, và xưng em ngọt xớt. Anh chàng đang ở trong một tâm trạng đâm liều vì khêu gợi ở nhà, bây giờ ra đường lại bị chiếm hồn.
Thế nên anh ta quả quyết sáng hôm đó là hạ chiến thơ cho cô bán thuốc !
Đêm ấy anh ta bận tìm mưu để cắt nghĩa những đêm vắng nhà sắp tới của anh làm sao cho có lý để vợ khỏi cằn rằn. Anh bịa nhiều chuyện hay quá, nào ông chủ sở, bắt làm xúp hứa cho ăn thêm tiền, nào má thằng Câu nào đó ở sở, qua đời, phải giúp đám ma nhà nó v. v...
Đồng hồ Wesminter nhà cô Mạc-Rít vừa chẫm rãi gõ xong mười tiếng thì Khánh nghe tiếng ai chạy đụi đụi ngoài sân. Anh vừa toan ngồi dậy thì lại nghe ai đấm cửa nhà cô sáu Bích-Vân.
Tiếng đấm cửa nghe du côn tệ. Cửa không mở. Lại có tiếng phá cửa rầm rầm. Khánh nhảy một cái là xuống đất, chạy ra mở hé cửa nhà anh mà dòm xéo qua bên cô Bích-Vân.
Ba chiếc xe lạ đã vào đậu ở ngõ hẻm, soi đèn pha vào ngay nhà nầy. Trước nhà, toàn là đờn ông không mà thôi.
Thì ra đây là một đám bắt ghen, không do bà lớn, mà lại do ông lớn chỉ huy. Thì ra cô sáu Bích-Vân bỏ chồng theo lão để râu Huê-Kỳ nầy.
Đờn ông mà ghen thì nó ghê hơn đờn bà nhiều quá sá. Chồng lớn của cô Bích-Vân lưng khòm, mặt ốm xanh mà vì giận run nên càng xanh thêm. Lão ta hét:
- Phá mẹ nó cho mau coi !
Mấy tay phá cửa nỗ lực thêm, rồi nghe một cái rầm lung lay cả dãy phố.
Cửa ngã vào trong, ánh sáng đèn ống ùa ra ngoài. Lão chồng lớn nhảy vô trước hết, tay thò vào túi quần lấy cái gì.
Khánh nghe tiếng cô sáu Bích-Vân kêu rú lên, rồi nghe nổ một tiếng như bánh xe xích-lô nổ. Lão râu Huê-Kỳ kêu: "Trời ơi" rồi thiên hạ chạy rần rần.
Khánh run lập cập, lui vào đóng kín cửa lại.
Vừa leo lên giường, chàng vừa lẩm bẩm:
- Ghê quá, không biết con bán thuốc có chồng hay chưa ?
Vợ chàng đang cho con bú, ngạc nhiên hỏi:
- Con bán thuốc nào ? Vây chớ ai bắt ghen ai đó ba nó ?
- Cổ không cho tôi đi đâu hết....
- Cấm cung à ?
- Như vậy ai thèm làm, ăn lương bao nhiêu một tháng mà bị nhốt như vậy cũng chẳng thèm?
- Thôi để khi khác.
Chị người nhà rứt mà đi, cả bọn còn tức ấm ách vì điều tra chưa tới nơi.
Chiều hôm đó một chiếc xe Mercédès nước sơn đen láng như huyền Phú-Quốc, vào ngõ, đậu lại ngay trước nhà mới dọn.
Một người đàn ông năm mươi tuổi, ăn mặc sang, cân xứng với chiếc xe, bước xuống, đóng cửa thật nhẹ rồi đi vào nhà. Ông ta chưa gõ cửa thì cửa đã mở. Bên ngoài người ta dòm thấy cô chủ nghẻo đầu rồi thụt lui vài bước nhường chỗ cho người đàn ông. Cửa khép lại liền khi ông ta bước qua khỏi ngưỡng.
Chiếc xe Mercédès đậu trong ngõ hẻm đến hai giờ sáng trong xóm mới nghe nó rồ máy êm ru.
Mấy hôm sau chị người nhà được ra ngoài, càng ngày càng ở lâu thêm mấy phút. Như vậy rất đủ cho cuộc thẩm vấn của các bà trong xóm. Họ đã biết rành mạch về nhà nầy rồi.
Cô chủ làm bé cho một ông kia. Ông ấy thuộc giới nào, các bà chỉ kề miệng vào tai nhau mà nói nho nhỏ thôi. Chỉ biết ông ta giàu lắm, có đến ba chiếc xe hơi nhà. Con gái lớn của ông ta tròm trèm tuổi của cô Tư, cô vợ bé ấy.
Cô Tư ít khi đi đâu. Mỗi ngày sai chị ở mua báo về đọc để khỏi mất liên lạc với bên ngoài. Vài ba đêm tiếp chồng một lần, có khi đến nửa đêm, thỉnh thoảng tới năm giờ sáng.
Cô Tư dọn về đây, không lợi cho ai cả, vì đàn bà trong xóm mất hết một nhà đề ngồi lê đôi mách lại mất hết một tay bồ.
Riêng Khánh thì chàng thấy chàng có phước như là đẻ bọc điều. Đang khổ vì chị hàng xóm thì chị nầy bỗng dưng nhường nhà lại cho một cô gái tối ngày không nói một tiếng. Sướng biết hao. Thế là khỏi phải tính đến chuyện dọn nhà đi nơi khác, khỏi phải rời bỏ những chơn trời thân yêu ở đây.
Nửa tháng sau, một chuyện y hệt như thế lại xảy ra nơi căn nhà số 17.
Cô chủ mới trẻ đẹp, đồ đạc cũng quí giá, cũng đóng cửa kín mít, và ông chủ thỉnh thoảng đến, cũng trên bốn mươi, ăn mặc sang trọng và đi xe Huê-Kỳ.
Các bà trong xóm kề tai nhau mà xầm xì:
- Coi bộ cái vó ấy thì cũng là vợ bé nữa !
Quả thật thế, mấy hôm sau, con ở của cô chủ thứ nhì vừa ló ra cửa thì bị họ bố ráp ngay để điều tra. Con bé khai tạch hoạch không sót một móng.
Trường hợp của cô Hélène nầy thì có hơi khác trường hợp cô Tư. Cô Hélène vừa bị bà chủ lớn bắt được ở một căn nhà tại ngõ hẻm khác, đánh cho một trận nên thân rồi xởn đầu.
Cô Hélène quyết tâm đóng cửa đền mãi mãi, trừ khi ông đến gõ theo ước lệ mới mở thôi.
Lại một tai nạn nữa cho xóm. Mất thêm một đại bản doanh ngồi lê, lại mất một tay bồ thứ nhì.
Nhưng Khánh thì lại mừng thầm. Vợ bé tới đây đông chừng nào, chàng sẽ được yên thân chừng nấy, vì không ai mà im lặng và yên lặng cho bằng loài vợ bé.
Nếu cô Hélène đến đây là do sự tình cờ thì những cô Sáu, cô Chín, cô Mạc-rít, cô Ma-lên khác đến, nhờ sự giới thiệu.
Số là hôm ấy cái ông chồng cô Tư đâm xe vào thì đèn pha xe ông ta rọi ngay đít xe của chồng cô Hélène đang đậu cách đó năm căn.
Thấy dáng xe quen, ông nọ sanh nghi, xăm xăm lại đó, chừng nhìn lại số thì quả là xe của bạn.
Ông nọ mừng quýnh chạy lui về báo tin cho cô Tư, cô Tư hỏi chị ở mới hay tự sự.
Ông nọ thích lắm, ngỡ chỉ có một mình ông mới bậy bạ thôi, nào dè gặp bồ. Đó rồi hai ông bà đi ngay lại căn 17 mà gõ cửa.
Trong đó chắc người ta quýnh lên, vì vừa bị một trận đến phải bỏ xóm kia mà. Nhưng vợ chồng ông ngoài nầy lên tiếng. Cửa mở, họ mừng rỡ nhau om sòm, giới thiệu lăng xăng rồi từ đó hai cô vợ bé đi lại nhau luôn.
Thế rồi mạnh các ông các ông giới thiệu, mạnh các bà, các bà rủ ren không mấy lúc mà vợ bé tràn đến như nước vỡ bờ.
Lệ trong xóm sang nhà mười ghim. Đó là cái giá bất di bất dịch từ ngày có cuộc di cư ở miền Bắc vào.
Nhưng giá nhà bỗng nhảy vọt lên từ mườì đến hai mươi ghim: Các ông chồng giàu cứ đổ tiền ra mà đuổi êm người ta đi như Do-Thái mua đất của Ả-Rập trước ngày phân chia xứ Ba-Lết-Tin.
Người trong xóm cái gì cũng muốn cắt nghĩa cả và cắt nghĩa được tuốt. Họ tự hỏi tại sao các ông ấy giàu sang tột bực như thế lại bắt các cục cưng ở xóm tồi tàn như vậy.
Rồi họ giải thích rằng nếu để ở xóm sang thì dễ lậu việc bởi vợ họ quen biết nhiều các xóm đó. Xe đậu ở ngoài đường dễ nhìn hơn là trốn trong xó nầy.
Mới trong vòng hai tháng mà có đến mười cô vợ bé về dãy phố hai mươi căn nầy.
Tối tối một dọc xe Huê-kỳ bóng lộn nối đuôi nhau đậu trong ngõ hẻm. Mấy đức phu quân ở đây quen biết nhau cả và xem ra họ thương mến nhau lắm. Đồng hội đồng thuyền mà !
Họ lại hùn tiền nhau, sang một căn phố, không để ai ở cả mà dùng làm nơi gặp mặt mỗi đêm. Phố dọn như "ba", có quầy rượu, có bồi chuyên môn pha "cóc-ten".
Họ bàn nhau công việc tại đại bản doanh đó và rất ung dung chớ khỏi phải lấm la lấm lét vì nơi đầu ngõ đã đặt lính gác hẳn hòi. Lính gác ngõ là một chị đàn bà bán thuốc lẻ, được lịnh hễ thấy gì khả nghi là phải bỏ hàng chạy vào báo động ngay.
Các gia đình vợ bé nầy được tổ chức châu đáo rồi không thấy sợ nữa. Tối lại họ mở cửa ra như thường, và đèn sáng làm nổi bật sự trang trí lộng lẫy trong nhà của họ.
Họ đi xem hát có đoàn, thỉnh thoảng đi mua lụa, mua vải, mua trái cây, thì đi cặp ba, cặp tư.
Ban ngày họ qua lại nhau luôn chớ không rúc trong nhà như lúc trước.
Mười bà vợ bé đều đẹp cả mười. Nhưng có bà đẹp ngây thơ phúc hậu, có bà lại đẹp một cách khêu gợi ồn ào. Vài bà nghiêm trang, phần lớn đều lẳng. Họ đi đứng uốn éo như con rắn và ăn mặc thì y như là mới mắc một đám mưa, da thịt lộ ra rõ bông bông.
Khánh chỉ mới có ba mươi thôi. Ban đầu chàng chỉ thấy mình có phước mà được yên thân, nhưng về sau chàng lại sung sướng mà được thưởng thức mỗi buổi chiều cuộc triển lãm ngực và mông.
Chàng đùa với vợ:
- Bộ ngực đó hỗn quá !
Vợ chàng é một tiếng, háy chàng một cái rồi ngoe ngoảy bỏ đi vào nhà.
Khánh nhìn vợ rồi nhiều khi đâm ra tủi thân. Vợ chàng đẻ ba lần rồi, đã gầy như con khô hố, và già xọm ra. Những bà vợ lớn của mấy ông sang trọng kia chắc cũng thế.
Nhưng họ lại có phương tiện để tìm an ủi nơi khác, họ, những người lưng khòm, vai hơi rút, và đầu hoa râm. Trong khi đó thì chàng, một thanh niên hồng hào sức khỏe, sinh lực dồi dào lại chỉ được thưởng thức suông mấy bộ ngực kia như là xem chiếu bóng mỗi buổi chiều.
Khánh tủi thân mãi rồi đâm liều. Ừ, tại sao mình lại không có vợ bé như người ta ? Những bộ ngực trước nhà khiêu khích mãi không thôi, còn vợ chàng thì cứ một ngày một lép thêm như bánh tráng nhúng nước.
Khánh tự biết là không đủ sức nuôi dưỡng hai gia đình, nhưng chàng cãi với chàng:
- Nào mình có mướn phố mắc tiền, có sắm bàn ghế sang trọng làm chi. Một căn phố lá, một chiếc chõng tre là đủ rồi. Mình chọn mấy cô bà ba, chớ đâu dám rớ tới mấy cô móng tay đỏ mà ngại.
Mấy lão kia ăn xài ẩu thế chưa chắc đã sẵn tiền, đã hơn mình.
Biết đâu ngày kia báo sẽ không đăng tin một trong mấy lão, hoặc thụt két, hoặc lường gạt các chỗ làm ăn ? Mình lương tháng bốn ngàn, chia ra cho ẻm ngàn rưỡi là yên tới già.
Sợ bà đầm ở nhà chăng ? Điều đó khỏi lo. Nếu biết cách như các lão kia thì an ninh sẽ được bảo đảm. Sài-gòn có muôn ngàn ngõ hẻm, các bà vợ lớn có liên kết với nhau, bố trí hằng vạn tay do thám cũng tìm chẳng ra mấy ổ uyên ương bí mật nầy.
Nhưng tuy tính vậy, chàng vẫn hoang mang, không biết có nên liều hay không. Lương chia rồi còn hai nghìn rưỡi mỗi tháng để đương đầu với nào tiền phố, tiền đèn, tiền nước, tiền chợ, tiền thuốc men, tiền ơn nghĩa, một vạn thứ tổn phí không thể tránh được, thì có đủ đâu là đâu.
Khổ ơi là khổ ! Ngỡ yên thân được với cuộc xăm lăng ngõ hẻm của đạo binh vợ bé, nào ngờ bây giờ đến phải rầu chín ruột ra.
Đêm nằm nghe tiếng cười giỡn dòn như bấp rang bên cạnh, trí mơ màng duyệt lại những tấm thân quyến rũ kia, chàng muốn điên tiết lên, vụt ngồi dậy bước xuống giường, đi qua đi lại, khiến vợ chàng kinh ngạc hết sức.
Khánh đi đã rồi lấy bút mực ra lập ngân sách cho hai gia đình. Lần nào cũng lòi ra một chỗ trống trong quỹ gia đình chánh, không thể tưởng tượng ra món tiền gì để trám nổi lỗ hồng to ấy.
Chưa có vợ bé mà Khánh đã gầy sút đi vì mất ngủ. Mất ngủ vì lo toan phương tiện tài chánh mà cũng vì bận rình mọi việc xảy ra ở các nhà vợ bé.
Chín giờ, chàng lắng đợi chiếc "xì-bo" hai chỗ ngồi của cái ông mặc áo con chim con cò. Chàng tưởng tượng cô Ma-ri đang uyển chuyển bước ra mở cửa, rồi nhảy ra sân bá lấy cổ lão cao-bồi già.
Mười một giờ, chàng băn khoăn sao lão thầu khoán chồng cô Ma-Lên lại không về như mọi bữa khác.
Thế nầy thì đến chết thôi trời ơi !
Mỗi ngày đi làm bốn buổi, Khánh đều ghé qua cô hàng thuốc lẻ ở đầu đường V. vì ở đó có đèn đỏ, không ngừng cũng không được. Mà ngừng một lần thì nó bắt ngừng hoài vì cô bán thuốc mặt rổ hoa mè trông có duyên ớn.
Cô bán thuốc cũng bất nhơn, không lần nào là không cười mím chi với Khánh, và xưng em ngọt xớt. Anh chàng đang ở trong một tâm trạng đâm liều vì khêu gợi ở nhà, bây giờ ra đường lại bị chiếm hồn.
Thế nên anh ta quả quyết sáng hôm đó là hạ chiến thơ cho cô bán thuốc !
Đêm ấy anh ta bận tìm mưu để cắt nghĩa những đêm vắng nhà sắp tới của anh làm sao cho có lý để vợ khỏi cằn rằn. Anh bịa nhiều chuyện hay quá, nào ông chủ sở, bắt làm xúp hứa cho ăn thêm tiền, nào má thằng Câu nào đó ở sở, qua đời, phải giúp đám ma nhà nó v. v...
Đồng hồ Wesminter nhà cô Mạc-Rít vừa chẫm rãi gõ xong mười tiếng thì Khánh nghe tiếng ai chạy đụi đụi ngoài sân. Anh vừa toan ngồi dậy thì lại nghe ai đấm cửa nhà cô sáu Bích-Vân.
Tiếng đấm cửa nghe du côn tệ. Cửa không mở. Lại có tiếng phá cửa rầm rầm. Khánh nhảy một cái là xuống đất, chạy ra mở hé cửa nhà anh mà dòm xéo qua bên cô Bích-Vân.
Ba chiếc xe lạ đã vào đậu ở ngõ hẻm, soi đèn pha vào ngay nhà nầy. Trước nhà, toàn là đờn ông không mà thôi.
Thì ra đây là một đám bắt ghen, không do bà lớn, mà lại do ông lớn chỉ huy. Thì ra cô sáu Bích-Vân bỏ chồng theo lão để râu Huê-Kỳ nầy.
Đờn ông mà ghen thì nó ghê hơn đờn bà nhiều quá sá. Chồng lớn của cô Bích-Vân lưng khòm, mặt ốm xanh mà vì giận run nên càng xanh thêm. Lão ta hét:
- Phá mẹ nó cho mau coi !
Mấy tay phá cửa nỗ lực thêm, rồi nghe một cái rầm lung lay cả dãy phố.
Cửa ngã vào trong, ánh sáng đèn ống ùa ra ngoài. Lão chồng lớn nhảy vô trước hết, tay thò vào túi quần lấy cái gì.
Khánh nghe tiếng cô sáu Bích-Vân kêu rú lên, rồi nghe nổ một tiếng như bánh xe xích-lô nổ. Lão râu Huê-Kỳ kêu: "Trời ơi" rồi thiên hạ chạy rần rần.
Khánh run lập cập, lui vào đóng kín cửa lại.
Vừa leo lên giường, chàng vừa lẩm bẩm:
- Ghê quá, không biết con bán thuốc có chồng hay chưa ?
Vợ chàng đang cho con bú, ngạc nhiên hỏi:
- Con bán thuốc nào ? Vây chớ ai bắt ghen ai đó ba nó ?
(Trích từ tập truyện ngắn Tâm Trạng Hồng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét