Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
ÁO LỤA THÁNG MƯỜI HAI - Hoàng Ngọc Tuấn
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022
MƯA MÙA ĐÔNG - Hoàng Ngọc Tuấn
Nhưng hầu hết bọn học trò đều ngủ gục trên bàn, hơi nóng gắt gỏng của mặt trời và tiếng ve kêu vang um, không đánh thức được chúng. Tôi cố gắng chống chọi với cơn buồn ngủ để làm một bài thơ. Thủa ấy có lẽ tôi được mười lăm tuổi. Vào tuổi đó, các cậu bé con chỉ có thể làm thơ tả cảnh đầm ấm trong gia đình hoặc làm thơ tình gởi đến cho những cô con gái trong mộng. Tôi làm một bài thơ tình và phải chăm chú nhìn cô giáo để diễn tả nét mặt của cô trong thơ.
Cô giáo của tôi tên là Dạ Thảo, đó là một cô gái xuất sắc chưa hề thấy trên đời. Cô dạy môn văn chương nhưng bọn học trò con trai cả năm không biết một tí gì về văn học sử cả, chúng chỉ mê mẩn ngắm thân hình mảnh mai của cô trong những chiếc áo dài mềm mại mà cô mặc thay đổi mỗi ngày. Khi thì áo màu tím, màu xanh, hay màu trắng, màu nào trông cũng thật là quý phái. Mái tóc đen óng ả, làn da trắng, đôi mắt trong và nụ cười thắm của cô, tất cả đều dễ thương quá, nên chẳng có đứa nào sợ cô cả. Lớp học mỗi khi đến giờ cô dạy thật thú vị. Bọn học trò chia ra làm hai hạng: bọn có tâm hồn mơ mộng nhìn cô không chớp mắt, còn bọn có tâm hồn bằng đá, cứ tự do chuyện trò, đọc truyện kiếm hiệp hay chụm đầu chơi ca-rô với nhau.
Tôi thuộc vào bọn thứ nhất. Tôi lại ở trong hạng nhỏ con trong lớp, nên được ngồi ở dãy bàn đầu, chỗ gần với cô giáo nhất. Vì thế tôi thuộc lòng những ý nghĩa trong mắt cô Dạ Thảo. Khi nào cô hài lòng điều gì, đôi mắt cô biến thành màu nâu dịu dàng, khi cô giận dỗi màu nâu ấy đổi sang màu đỏ. Nhưng màu nâu hay màu đỏ đều quyến rũ cả. Mỗi tuần thằng nào làm được bài luận Việt văn cao điểm nhất, cô bảo nó đứng dậy đọc cho cả lớp nghe, rồi cô xoa đầu nó khen ngợi. Cái trò đó quả thật tuyệt vời. Tôi dần dần bỏ bê hết tất cả những môn học nào ngoài môn Việt văn, suốt ngày chúi đầu đọc một lô sách truyện đủ thứ, tiểu thuyết tiền chiến, truyện trinh thám, ái tình, truyện kiếm hiệp... để được “văn chương thấm vào người”, như cô Dạ Thảo nói. Rồi cái ngày thần tiên nhất của tôi cũng đến. Bài luận của tôi, tả một cảnh biệt ly trong gia đình, được chấm nhất lớp. Trong khi đó, tôi bị các ông giáo môn toán chửi mắng thậm tệ, vì tôi luôn luôn bó tay trước bất cứ một bài toán nào, dầu dễ nhất.
Cô Dạ Thảo gọi tôi đứng dậy. Tôi lắng nghe tên mình phát ra từ đôi môi dễ yêu của cô, và tôi run run đọc bài luận cho cả lớp nghe. Xong xuôi, cô khen tôi vài lời, nói rằng mong muốn tôi cứ xuất sắc mãi như vậy. Rồi cô ban phần thưởng như thường lệ, nghĩa là dùng năm ngón tay trắng mềm mại xoa lên mái tóc tôi. Hạnh phúc làm người tôi nóng bừng, tôi lén ngước mắt nhìn lên và bắt gặp vội vàng đôi mắt của cô âu yếm lạ thường.
Thuở ấy, tôi yêu cô Dạ Thảo vô cùng và tôi quả quyết với bạn bè là cô giáo cũng mê tôi như chết. Nhưng về sau, sự thực đã chứng minh ngược lại, không ai còn nghe được tiếng trách móc và lời giảng bài ngọt ngào của cô nữa. Cô giáo yêu dấu của một thời tuổi thơ đã bỏ trường, bỏ học trò, đi lấy chồng. Ngày đó tôi hậm hực viết đầy trên trang giấy vở những chữ to tướng: Cô giáo phản bội. Những chữ ấy thật ghi đậm dấu vết trong tâm hồn tôi, nhưng giá có người nào đọc được, chắc họ sẽ cười lăn ra chết.
Một lần nào đó, cô Dạ Thảo ngạc nhiên khi thấy tôi không làm bài luận nhan đề: “Tả một cảnh êm ấm trong gia đình với cha mẹ và anh em”. Tôi không biết gì về cảnh đó. Tôi không được sống trong mái nhà êm ấm mà trẻ thơ nào cũng mơ ước. Tôi mất cha từ nhỏ, chưa hề thấy mặt người. Mẹ tôi yêu tôi, nhưng bà cũng yêu thêm một người đàn ông khác. Bà sống với một người chồng mới và muốn có tôi bên cạnh, nhưng tôi thích ở với bà ngoại tôi hơn. Trong ngôi nhà cổ kính có vẻ lạnh lùng của bà ngoại, tôi cảm thấy bình yên, vì ở đó không có người lạ. Hồi nhỏ, người ta sợ hãi những người lạ biết bao.
Người ta không yêu Huế vì mùa Hạ. Mùa Hạ nắng chảy trên da người như đè nặng cả một khung trời lửa. Tôi yêu Huế vì mùa Đông mặc dầu mùa Thu là mùa dễ thương nhất. Mùa Thu lá vàng rụng nhiều, làm buồn lòng người phu quét đường còm cõi. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh mơ màng của mùa Đông ở Huế.
Hình như Huế là một thành phố mưa. Bầu trời, mái ngói, những ngọn cây đều là một màu trắng mờ chao động. Mưa kéo dài suốt tuần lễ, có khi suốt tháng trường, thỉnh thoảng mưa tạm dừng lại giây lát cho những cậu bé con chạy ào ra bờ sông, ao hồ để câu cá. Trường học đóng cửa vì “lễ lụt”. Nước ngập cao ở mọi đường, khiến thầy giáo và học trò đều không đến trường được. Nước sông lên cao chôn vùi Đập Đá. Những người đi xe đạp, khi băng qua đập, phải dắt xe chậm chạp từng bước, người nào không cẩn thận sẽ té nhào xuống sông và bị dòng nước cuốn phăng đi mất. Mực nước trong thành phố lên cao mãi. Những nhà cửa đã bị nước tràn vào sân và rồi nước ngập khắp các căn phòng. Bàn ghế, đồ đạc, chồng chất lên nhau, trên chỗ cao nhất đặt một tấm gỗ làm nơi cư trú cho cả gia đình.
Ngôi nhà của tôi nằm trên một trũng đất thấp. Nước đã xâm chiếm khắp căn nhà, phá hoại hết khu vườn đầy cây trái và hoa cỏ, chuồng gà sau bếp cũng mất tích theo dòng nước lũ. Người lớn lo âu vì gạo dự trữ sắp hết và không thể đi đâu được. Nhưng trẻ con khoái biết bao, được nghỉ học, được ngồi yên trên một con đò nhỏ và nhờ bác chèo ghe chở đi vòng quanh nhà hay sang nhà hàng xóm mượn vài lon gạo. Tôi thích sang nhà trước mặt nhất, vì nhà ấy có một cô gái tên Bích Câu. Bích Câu lớn tuổi hơn tôi nhiều, nàng học trường Đồng Khánh nên sáng nào cũng thướt tha điệu bộ đi học ngang qua nhà tôi. Ngày lụt lội, Bích Câu mất hết cái vẻ đài các. Nàng mặc chiếc áo cụt tay thấm đầy nước mưa, quần xắn đến đầu gối để lộ làn da chân trắng nõn. Bích Câu đang mải mê lội nước, tìm những cành cây trôi vật vờ, đem về nhà nhóm bếp, nấu nướng. Tôi bỏ con đò, nhảy xuống nước tìm củi giùm cho Bích Câu. Tôi phải bậm môi cố bíu chặt chân mình trên mặt đất mềm nhũn. Rồi tôi cũng đem đến cho Bích Câu một bó củi to tướng. Nàng cười nói cảm ơn, nàng khen tôi dễ thương và nói rằng tôi khoan về nhà, cứ ở đây kiếm củi cho nàng, đến trưa ăn cơm ở nhà nàng luôn, mẹ nàng cũng mến tôi lắm. Nhưng tiếng kêu của bà ngoại tôi đã vang lên:
- Đông ơi, về nhà ăn cơm. Con đi đâu từ sáng đến giờ?
Tôi vội vàng quay về ngay, tuy trong bụng tiếc kinh khủng. Bích Câu dặn dò:
- Đông cẩn thận kẻo nhào xuống ao nghe. Cứ theo đường thẳng này mà đi là đúng đường, còn hai bên là ao sâu cả đó.
Ba ngày sau, mực nước xuống nhiều, chỉ còn cơn mưa tầm thường mà bất cứ thành phố nào cũng có thể có. Trời thôi không còn gió bão. Nước lũ lượt rút đi khỏi ngôi nhà và khu vườn, theo ao và đường cống hai bên đường chảy ra sông. Khu vườn bây giờ là một miếng đất xác xơ, đám ớt xanh, bắp cải, những cây rau quế, rau dền, rau khoai hư nát hết. Vườn hoa hồng và hoa huệ mà sớm mai nào bà ngoại cũng thức dậy tưới nước, bắt sâu, bây giờ ngã rạp nhàu nát trên bùn đất, trông buồn bã như những xác người chết.
Tôi thèm một điếu thuốc lá quá chừng. Tôi lầm lũi đi nhanh, bàn chân bực dọc đá văng tất cả những cành cây gãy gặp phải trên đường. Hai người đi qua cầu Trường Tiền và tôi phải bám chặt vào thành cầu để khỏi bị gió thổi bay xuống sông. Anh Đào đi còng lưng như người già. Anh đưa hai tay giữ chặt chiếc mũ thợ săn và nhăn nhó vì những hạt nước mưa thi nhau quất vào mặt. Anh nói lắp bắp:
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022
NGƯỜI BẠN TRẺ - Thạch Lam
- Anh
Bình!
Tôi
đang mải ngắm một cửa hàng, vội vàng quay lại, ngơ ngác nhìn xem ai gọi. Trên
bờ hè phía bên kia, một người nhỏ bé, bận quần áo ta, miệng cười và giơ tay
vẫy. Tôi chưa nhận rõ là ai. Người đó, đợi cho mấy chiếc xe tay đi khỏi, rồi
tất tả chạy qua đường đến gần tôi, tay giơ ra vui vẻ.
-
À, anh Bào.
Chúng
tôi mừng rỡ. Bào nắm chặt lấy tay tôi, lay đi lay lại:
-
Anh chưa quên tôi à?
Tôi
đáp:
-
Quên thế nào được một người bạn học cũ. Nhất là anh thì tôi lại càng nhớ lắm.
Một
tia vui thoáng qua trong mắt Bào. Anh thong thả nói:
-
Lâu lắm rồi anh nhỉ. Thấm thoát thế mà đã hơn bảy, tám năm đấy. Anh trông tôi
có khác trước lắm không?
Tôi
nhìn Bào từ đầu đến cuối, rồi đáp:
-
Không khác mấy, chỉ có hơi gầy đi một chút. Nhưng cái vẻ "con gái"
của anh thì vẫn vậy, không khác tí nào!
Hai
chúng tôi cùng cười. Khi còn học ở trường, anh Bào vẫn có cái huy hiệu
là"con gái" do anh em tặng. Vì hồi ấy, anh mới có mười ba tuổi - chúng
tôi học ở lớp nhất - hai má anh hồng hồng và vẻ mặt anh nõn nà trông xinh xinh
như một cô con gái thật. Mà tính tình anh cũng ngây thơ nữa.
Mới
đầu còn gọi đùa, sau cái tên ấy thành quen, các bạn học ai cũng gọi anh Bào như
thế. Chúng tôi thường trêu anh bằng cách gọi anh lại gần, xoa đầu anh mái tóc
anh rất đẹp hôn đùa vào má rồi bảo: "Cô gái bé tôi xinh chửa", hoặc
một câu khác tương tự. Anh Bào cố sức giang tay chúng bạn ra, mặt anh thẹn đỏ
lên, trông lại càng đáng yêu và càng giống cô con gái lắm.
Sự
nhắc lại những kỷ niệm chung ấy làm chúng tôi trở nên thân mật như xưa. Tôi
khoác tay Bào vừa đi vừa nói chuyện.
-
Tôi nghe hình như anh đang học ở ban thành chung Nam Định cơ mà. Sao bây giờ
anh lại lên đây?
Bào
buồn rầu đáp:
-
Tôi bị đuổi rồi anh ạ. Từ đầu năm ngoái.
Anh
kể lại cho tôi nghe cái duyên cớ: anh đang học năm thứ tư sắp thi ra, thì xảy
ra việc các học trò để tang một nhà chí sĩ. Cả lớp cùng bị đuổi. Sau ít lâu,
mọi người lại lục tục xin vào và được phép trở về học. Chỉ có anh và mấy người
nữa, mà không biết kẻ nào đã vu cáo là cầm đầu cuộc bỏ học bị đuổi hẳn. Anh
không minh oan được. Cả cha anh ở bên Thái cũng sang, vào nói với ông đốc,
nhưng vô hiệu.
- Từ
độ ấy, thầy tôi giận tôi lắm. Nhà tôi nghèo, anh cũng biết, mà tôi lại là hy
vọng độc nhất của cả gia đình, các em tôi thì còn bé. Thầy mẹ tôi khổ sở lắm
mới nuôi tôi ăn học đến thế. Vậy mà đột một cái bị đuổi.
Ngừng
một lát, anh Bào tiếp:
-
Tôi về nhà không chịu được. Thầy tôi cứ uống rượu say, rồi chửi mắng tôi là đứa
con bất hiếu phụ công cha mẹ, không nghĩ gì đến nhà cửa, chỉ đua đòi anh em đến
nỗi bị đuổi. Thầy tôi bắt phải ra Hà Nội tìm việc làm, bảo nếu không được thì
đừng về trông thấy mặt nữa.
Anh
Bào khẽ thở dài:
-
Nếu không có công việc thì thật tôi cũng không dám về. Thầy tôi nghiêm lắm anh
ạ.
-
Sao anh không xin đi làm?
-
Không được. Tôi bị cấm suốt đời không được làm việc trong các sở của nhà nước.
Anh
Bào trở nên yên lặng. Một lát, tôi hỏi:
-
Còn các nhà buôn? Các sở tư?
-
Ấy, tôi cũng chỉ còn hy vọng ở những chỗ ấy. Nhưng cũng khó lắm, ít người dám
mượn một người học trò bị đuổi và bị cấm. Đi đến đâu, họ cũng biết. Với lại tôi
cũng không có các giấy chứng chỉ, vì có đi làm bao giờ.
Chúng
tôi thôi nói, lặng đi rảo bước trên hè phố. Đến chợ cửa Nam, Bào giằng tôi ra,
bảo:
-
Tàu điện 80 đến rồi, tôi phải về nhà không họ đợi.
-
Anh ở đâu?
Bào
nở một nụ cười buồn trên miệng, trả lời:
-
Tôi ở trọ một hàng cơm nhỏ ở dưới ô Cầu Giấy. Không dám mời anh xuống chơi.
-
Thì anh đến chơi đàng tôi. Anh nhớ số nhà rồi chứ?
Bào
nhảy vội lên xe điện, giơ tay chào.
Tôi
nói thêm:
-
Thế nào anh cũng đến chơi nhé.
Xe
chạy khuất vào chỗ rẽ phố hàng Đẫy. Tôi thong thả trở bước về nhà, trong óc
miên man nghĩ ngợi. Sự gặp gỡ này vớt lại bao nhiêu kỷ niệm về quãng đời học
sinh của tôi ở tỉnh Thái. Những nét mặt bạn cũ đã quên lại hiện ra trong trí
nhớ, với những buổi học vui vẻ, những cuộc nô đùa vô tư lự. Bao nhiêu ngày sung
sướng của tuổi trẻ!
Nghĩ
đến Bào tôi đem lòng thương hại. Cậu bé con xinh xinh giống con gái ấy, với cái
vẻ ngây thơ, hồi ấy làm cho chúng bạn yêu mến. Tôi thường theo anh đến nhà
chơi, một căn nhà lá ở đầu tỉnh. Hai người ngồi trên chiếc chõng tre nói chuyện,
bên cạnh, bà mẹ anh Bào tráng bánh trứng và thổi xôi để đem bán. Thỉnh thoảng
tôi mới gặp thầy anh ta; ông có vẻ nghiêm nghị lắm, và hình như lúc nào cũng
ung dung không làm gì.
Không
nhớ là mấy tháng sau, anh Bào đến chơi tôi. Trông anh khác hẳn, người gầy đi
một chút, và xanh xao như ốm. Anh hình như đã đi bộ nhiều ở ngoài đường, nên
quần áo và giầy đầy những bụi.
Tôi
mời anh ngồi, ân cần hỏi:
-
Anh đã tìm được công việc làm chưa?
Bào
lắc đầu:
-
Chưa, anh ạ. Suốt trong mấy tháng nay, tôi đi khắp các nơi ở Hà Nội mà chẳng
tìm được việc gì. Đến đâu người ta cũng từ chối.
Anh
nghĩ một lát, rồi nói thêm:
-
Người ta thật là bất công và vô lý quá. Tôi đã làm nên tội lỗi gì đâu!
Lời
nói nghẹn ngào trong cổ họng anh. Anh ngồi thừ người ra, không buồn uống chén
nước chè của tôi mời. Tôi cũng yên lặng, không biết nói gì. Những lời an ủi lúc
bấy giờ, tôi thấy hình như vô ích.
-
Anh cứ chịu khó đợi ít lâu nữa xem. Để cái chuyện ấy người ta quên đi đã.
-
Cũng đành phải chờ, chứ biết làm thế nào. Nhưng cũng phải có tiền để trả tiền
trọ chứ.
Anh
Bào cố mỉm cười. Cái cười thật đáng thương và ái ngại. Tôi nhìn kỹ anh: chiếc
áo lương anh mặc đã cũ bạc, vá kín đáo một vài chỗ. Trên mặt anh có bao nhiêu
nốt lấm chấm đỏ dày đặc cả hai má. Vô tình, tôi hỏi:
-
Anh bị muỗi đốt dày cả mặt kia kìa.
Anh
Bào có vẻ thẹn:
-
Chỗ tôi không có màn và không được thoáng. Có khi muỗi đốt cả đêm không sao ngủ
được.
Thấy
người nhà tôi sửa soạn dọn cơm, anh đứng dậy cáo từ. Tôi tiễn anh ra ngoài cửa.
Con đường về ô Cầu Giấy thẳng tăm tắp và bụi mù. Anh bắt tay tôi, toan quay lại
đi thì tôi hỏi:
-
Anh không đợi xe điện mà về à?
Bào lắc đầu, vỗ vào túi:
-
Không, hết cả tiền rồi.
Tôi
ái ngại, giữ anh lại: "Anh hãy đợi tôi một chút". Rồi vào nhà lấy mấy
hào chỉ còn lại trong túi, ngượng nghịu đưa cho anh: "Anh cầm tạm mà đi
xe".
Bào
không nhìn đến tiền, bỏ vào túi rồi nắm chặt lấy tay tôi khẽ nói:
-
Cám ơn anh.
Anh
quay ra. Tôi nhìn theo cho đến khi anh lẫn vào đám người đi làm về.
Một
tuần sau, tôi đang qua chợ cửa Nam, bỗng nghe thấy tiếng gọi. Một chiếc xe tay
dừng lại sát hè. Tôi nhận thấy anh Bào, nằm ngay trên xe, bên cạnh có một người
đàn bà đã đứng tuổi. Anh cố ngóc đầu dậy bảo tôi:
-
Tôi về Thái đây, anh Bình.
Tiếng
nói phều phào như người hết hơi. Mặt anh đỏ gay, hai mắt sáng lên một cách khác
thường. Tôi sợ hãi hỏi:
-
Chết chửa, anh làm sao thế?
-
Tôi ốm, anh ạ. Bà chủ trọ sợ tôi chết ở nhà bà nên nhờ bà này đưa tôi về. Xin
chào anh nhé.
Tôi
sửng sốt, yên lặng. Người đàn bà nhìn tôi nói, như định phân trần:
-
Cậu ấy sốt cả bảy tám hôm nay rồi. Bà Hai cũng đã sắc cho cậu ấy mấy chén thuốc
nhưng bệnh không đỡ, nên mới nhờ tôi đưa cậu ấy về vậy. Ông cũng biết, nhà
người ta làm ăn buôn bán, cần phải kiêng giữ.
-
Nhưng anh đương ốm thế này thì về làm sao?
Anh
Bào nhìn tôi không trả lời, có vẻ mệt nhọc lắm. Tiếng còi xe hỏa bỗng vang động
ở phía ga. Người đàn bà giục anh phu xe:
-
Thôi đi nhanh lên kẻo nhỡ.
Tôi
nắm tay anh Bào. Bàn tay anh nóng rực như lửa. Tôi thấy lòng tôi thắt lại khi
xe anh quay đi.
Hơn
một năm đã qua. Từ hôm ấy, tôi không nhận được tin tức gì về anh Bào nữa. Hình
ảnh anh mờ dần trong trí tôi.
Rồi
một buổi chiều, tôi đang ngồi xem báo dưới bóng đèn thì cửa bỗng mở. Hai cậu bé
mặc áo thâm thập thò ở ngoài rồi rụt rè bước vào. Tôi ngạc nhiên. Cậu nhớn úp
cái mũ trắng trên ngực, lễ phép hỏi:
-
Thưa ông, có phải đây là nhà ông Bình không ạ?
-
Phải, tôi đây. Hai cậu hỏi gì?
Cậu
bé yên lặng thò tay vào trong người lấy ra một cái gói con bọc giấy để trên bàn
trước mặt tôi, rồi nói:
-
Thưa ông, chúng tôi là em anh Bào.
-
À... Thế anh Bào đâu?
Cậu
bé sẽ trả lời:
-
Anh chúng tôi tự tử rồi ạ.
Tôi
bàng hoàng cả người, nhìn hai cậu bé. Tôi nhận thấy hai cái mũ trắng đều có
quấn băng tang. Thế ra thực ư, anh Bào tự tử? Cái chán nản, đau khổ gì đã xui
anh chết trong lúc còn trẻ trung chưa đầy hai mươi tuổi.
Hỏi
chuyện, tôi mới biết anh Bào ở trên này về cứ ốm liên miên mãi. Rồi anh ở nhà
không đi đâu nữa. Một buổi chiều đầu tháng vừa rồi, bà mẹ đi chợ về đến buồng
thì đã thấy anh treo cổ trên xà. Người nhà vội khiêng đến nhà thương cứu chữa.
Anh tỉnh lại một chốc, rồi đến mười một giờ đêm thì mất.
Cậu
bé kể xong, tiếp thêm:
-
Trước khi chết, anh tôi có gọi hai chúng tôi lại bảo: "Anh chỉ có một
người bạn tốt là ông Bình. Các em nhớ đem cái gói này đưa lên cho ông ấy".
Tôi
giở ra, thấy có hai cái ảnh đã cũ. Một bức chụp chung cả lớp học, hồi còn học ở
Thái. Tôi nhận thấy tôi đứng bên cạnh Bào. Còn bức kia là tấm ảnh nửa người của
anh. Nhìn thấy cái vẻ xinh trai và ngây thơ của người bạn cũ, lòng tôi thấy nao
nao thương tiếc. Nước mắt tràn lên mi, tôi thấy nghẹn ngào như muốn khóc.
Hai
cậu bé cũng lặng lẽ, buồn rầu, đưa mắt nhìn tôi. Hai đứa trông giống anh Bào
quá, cũng đôi mắt thông minh và cái vẻ kháu khỉnh ngây thơ như thế. Tôi chợt
nghĩ đến sự nghèo nàn của nhà anh, đến hai đứa trẻ kia không có chỗ nương tựa
để ăn học, thật là đáng thương.
Tôi
xếp hai cái ảnh cũ lại rồi ngọt ngào bảo hai đứa ngồi xuống ghế. Tôi kêu khẽ:
-
Hai em có thương anh ấy không?
Hai
cậu cùng yên lặng. Cậu bé nhất bỗng ôm mặt khóc, hai vai nấc lên dưới tấm áo
vải thâm đã cũ.