Sinh ra, và lớn lên ở Sài Gòn, tôi đâm ra thương Sài Gòn lúc nào không hay. Phía sau nhà tôi là khu xóm lao động. Ai sao không biết, nhưng đối với riêng tôi, Sài Gòn đẹp và lãng mạn chính là nhờ có những khu ổ chuột này! Giả sử Sài Gòn chỉ toàn những tòa buildings cao ngất ngưởng, những nhà chọc trời đưa tay ra với là có thể chạm vào những áng mây chơi vơi bềnh bồng, những vũ trường nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ suốt sáng thâu đêm... mà bất cứ một kinh đô hay thành phố lớn nào trên thế giới như London, Paris, New York cũng đều sở hữu, thì chắc cũng chẳng có những văn sĩ như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long... với những tác phẩm văn học đầy thi vị như Kinh nước đen, Điệu ru nước mắt, Ngựa chứng trong sân trường, Loan Mắt Nhung... Và đời sống đô thị đã mất đi vẻ bí hiểm, muôn hình vạn trạng nhiều lắm, vì cứ hoa gấm nhung lụa mãi thì có gì mới lạ hay thú vị mà kể mãi?
Trước 1975, con nít xóm lao động sớm phải tự mình bương chải hoặc phụ giúp cha mẹ kiếm sống qua ngày. Các bạn ấy làm đủ thứ nghề như đánh giày, bán báo, bán vé số/giấy dò, bán đậu phụng rang, mía ghim, bánh cam bánh vòng, cà rem cây, bong bóng... Bất kể giờ giấc nào trong ngày, chúng ta đều có thể nghe các bạn nhỏ tội nghiệp ấy gân cổ rao hàng khắp các hang cùng ngõ hẻm. Đêm về, nhiều bạn lại trú tạm dưới những mái hiên căn nhà lầu nào đó, hoặc túm năm tụm ba chơi đánh bài...
Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
Ngày nó sống kiếp lang thang
Ngẩn ngơ như chim xa đàn
Nghĩ mình tủi thân muôn vàn
Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ
Trước 1975, con nít xóm lao động sớm phải tự mình bương chải hoặc phụ giúp cha mẹ kiếm sống qua ngày. Các bạn ấy làm đủ thứ nghề như đánh giày, bán báo, bán vé số/giấy dò, bán đậu phụng rang, mía ghim, bánh cam bánh vòng, cà rem cây, bong bóng... Bất kể giờ giấc nào trong ngày, chúng ta đều có thể nghe các bạn nhỏ tội nghiệp ấy gân cổ rao hàng khắp các hang cùng ngõ hẻm. Đêm về, nhiều bạn lại trú tạm dưới những mái hiên căn nhà lầu nào đó, hoặc túm năm tụm ba chơi đánh bài...
Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
Ngày nó sống kiếp lang thang
Ngẩn ngơ như chim xa đàn
Nghĩ mình tủi thân muôn vàn
Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ
Chuỗi ngày tăm tối bơ vơ
Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro
Một thân côi cút không nhà
Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa
Thằng Tư con Tám hôm qua trên phô lê la
(Nó, Anh Bằng)
Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn đề cập tới loại "nhạc chế", một hình thức mượn nhạc và tự viết lời cho những giai điệu thân quen, do những em bé bụi đời/sớm vào đời trên bước đường mưu sinh ở thủ đô Sài Gòn trước 1975, đã vô tình truyền tụng loại "văn chương bình dân" này cho đến ngày nay.
Những năm 60, Sài Gòn rất thịnh hành những bài hát tiếng ngoại quốc nghe rất rộn rã, vui tươi như bài C'est à Capri hoặc bài Cầu sông Kwai; Wheels... ai cũng biết và ai cũng hát/huýt sáo theo, theo cách riêng của mình, nhưng có lẽ vì bằng tiếng Tây tiếng u khó đọc, khó nhớ nên dân ta mới chế lời Việt để hát theo cho vui những giai điệu vẫn vang lên hàng ngày từ radio chăng?
Chàng theo tôi, chàng theo tôi, chàng xách va li chàng theo tôi. Chàng móc trái tim trao tôi mà tôi không dám lấy (Bài I will follow him)
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ
Chuỗi ngày tăm tối bơ vơ
Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro
Một thân côi cút không nhà
Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa
Thằng Tư con Tám hôm qua trên phô lê la
(Nó, Anh Bằng)
Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn đề cập tới loại "nhạc chế", một hình thức mượn nhạc và tự viết lời cho những giai điệu thân quen, do những em bé bụi đời/sớm vào đời trên bước đường mưu sinh ở thủ đô Sài Gòn trước 1975, đã vô tình truyền tụng loại "văn chương bình dân" này cho đến ngày nay.
Những năm 60, Sài Gòn rất thịnh hành những bài hát tiếng ngoại quốc nghe rất rộn rã, vui tươi như bài C'est à Capri hoặc bài Cầu sông Kwai; Wheels... ai cũng biết và ai cũng hát/huýt sáo theo, theo cách riêng của mình, nhưng có lẽ vì bằng tiếng Tây tiếng u khó đọc, khó nhớ nên dân ta mới chế lời Việt để hát theo cho vui những giai điệu vẫn vang lên hàng ngày từ radio chăng?
Chàng theo tôi, chàng theo tôi, chàng xách va li chàng theo tôi. Chàng móc trái tim trao tôi mà tôi không dám lấy (Bài I will follow him)
Hay:
Thày ơi, thày muốn ai? Em làm mai! (Bài Apache lừng danh)
Khi xưa, mỗi ban nhạc, kịch... đều có riêng một bài nhạc hiệu thường vang lên lúc mở màn hay kết thúc, ví dụ như ban kịch Sống của kịch sĩ Túy Hồng luôn mở đầu đêm diễn bằng câu, Sống, Sống, Sống đây rồi, Sống đây rồi, Sống đem vui cho đời... Chương trình tạp lục Tùng Lâm lại luôn tạm biệt bằng câu, Đến đây là chấm dứt chương trình của ban Tùng Lâm! Còn khi vào rạp hát, rạp cải lương, rạp chiếu bóng, khán giả sẽ lục tục ra về khi bài hát Auld Lang Syne trổi lên. Vào những đám ma, hoặc phút giao thừa tạm biệt năm cũ của Tây phương, chúng ta cũng thường được nghe bài hát cổ xưa này ,mà phiên bản tiếng Việt tên là Ò e, tuy ngô nghê nhưng vô cùng thân quen, bảo đảm dân Sài Gòn không ai không nhớ:
Ò e...
Robert đánh đu,
Tarzan nhảy dù,
Zorro bắn súng.
Bắn ngay con ma nào đây,
Thằng Tây hết hồn,
Thằn lằn cụt đuôi.
Lục tìm trên Google, tôi mới vỡ lẽ ra rằng những câu "đồng dao thành thị" thuở nhỏ cũng có nguồn cội đàng hoàng, tỉ như bài Mustapha ya Mustapha của Ai cập, rất thịnh hành vào thập niên 60, với lời Việt thô thiển tôi vẫn nghe thuở nhỏ, nên không tiện ghi lại đây. Sinh thời tổng thống Ngô Đình Diệm, do lo sợ người Tàu khuynh đảo nền kinh tế miền Nam nên ra sắc lệnh cấm họ kinh doanh nhiều ngành nghề quan trọng. Muốn làm ăn được thì phải đổi quốc tịch sang Việt Nam, hoặc phải có giấy phép đặc biệt, bằng không phải bị đuổi về Tàu! Do vậy, nguyên văn phiên bản tiếng Việt của bài hát trên như sau:
Cắc chú Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy
Thằng nào không giấy, đá cho nó bay về Tàu
Hay bài hát Que rico bacilon ( nhạc của Cuba) với điệu Cha cha
Phiên bản 1:
Cha cha cha! Ma-ní lấy chồng Chà-và!
Cha cha cha! Ma-ní lấy chồng Chà-và!
(Chú thích: Ma ní hay Manila, thủ đô nước Philippines; Chà Và hay Java là đảo lớn của nước Indonesia. Cả hai chữ đều ám chỉ dân da đen, như trong câu quảng cáo lừng danh của hãng kem đánh răng Hynos, với biểu tượng anh Bảy Chà: Anh yêu em, anh yêu kem, anh yêu luôn anh Bảy Chà da đen)
Phiên bản 2:
Buông tui ra! Tui đã già rồi mà!
Tui không buông! Tui cũng già bằng bà!
Hay bài Love Potion Number 9 đã bị Việt hóa má nhận không ra như sau:
Ka wa sa ki- Hon da - Super sport
Cảnh sát Dã chiến không bắt cô đâu mà lo
Nào ta cùng đua
Ta cùng rồ ga bay vù vù
Kìa đẹp làm sao, Hứ
Các cô trông mình mà cười
Nghĩa là bài ca giờ đây chỉ gồm toàn tên các loại xe gắn máy rất thịnh hành thời bấy giờ!
Bài hát Cerisier Rose et Pommier Blanc, của tác giả Louis Guglielmi, tức Cánh bướm vườn xuân ,lời Việt của nhạc sĩ Từ Vũ (tác giả ca khúc Gái xuân) đã bị lũ trẻ rắn mắt sửa thành:
Mùa xuân ong bướm... ngắc ngư ngắc ngư gần chết!
Chẳng phải vì những ca khúc Tây khó đọc nên mới bị Việt hóa vô tội vạ. Các ca khúc của các nhạc sĩ Việt Nam hẳn hòi mà cũng bị sửa lời thoải mái, bản sao có khi còn thịnh hành hơn cả bản chánh, điển hình là bài Chuyến tàu thống nhất nhạc của Lam Phương, lời của Hồ Đình Phương, (Một mùa nắng lên thơm nồng, đoàn người cháu con Lạc Long... Sài Gòn nắm chung cơ cầu, nhờ đồng lúa xanh Cà Mau...) đã bị phù phép thành:
Bà già lí le ông già
Chiều chiều dắt nhau ra bờ sông
Hai người nói chuyện tâm tình
Ôm nhau nhảy đùng xuống sình...
Để ý kỹ một chút, ta sẽ thấy nhiều ca khúc khác của nhạc sĩ Lam Phương cũng bị xào nấu lại, như bài Khúc ca ngày mùa chẳng hạn:
Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
Trở thành bá đạo như sau:
Cười lên đi cho răng vàng sáng chói
Hát lên đi để cho bụng mau đói!
(Hát lên đi để cho đời le lói)
Hay bài Kiếp nghèo cải biên:
Đường về đêm nay tối thui
Mà sao cô không thấy tui
Cô đụng tui cô nói tui đui .....
Riêng bài Tình anh lính chiến của ông đặc biệt còn được biên soạn thêm đoạn nhạc rap dạo đầu!
Một mũi tên, hai mũi tên, ba mũi tên......
Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi!
Nhạc sĩ thuộc loại nghiêm túc như Hùng Lân mà cũng bị sửa lời nhạc như thường, như trong bài Khỏe vì nước:
Khỏe vì nước bánh ướt tôm khô
Chè đậu đen năm cắc một tô!
Hoặc:
Học sinh là người hủ tíu ăn hai, ba tô...
(Học sinh là người mập ú như con heo quay)
(Học sinh là người mập ú như con heo quay)
(Học sinh hành khúc của Lê Thương)
Phạm Duy có bài Nương chiều bị chế lời thành:
Chiều ơi!
Lúc chiều về bà vãi đi tu,
ông thày chùa ngồi khóc hu hu một mình....
Đặc điểm của các bài nhạc chế là dễ nhớ, dễ thuộc, hài hước, vui nhộn, có lẽ để lũ trẻ (và chắc cả người lớn nữa) giải khuây sau những giờ mệt nhọc vì đã miệt mài mưu sinh.
Ai đang đi trên cầu Bông té xuống sông ướt cái quần ni lông... (Nguyên tác: Gạo trắng trăng thanh của Hoàng Thi Thơ)
Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua
Lắc ba cái ra ba con gà mái
Thua hết tiền, đi trốn liền...(Tiếng hát quê hương của Xuân Lôi, Y Vân)
Trời đêm dần tàn, tôi lấy Honda, tôi dắt nàng đi ăn nhà hàng
Cầm chắc năm trăm, tôi hỏi nàng nhiêu đây được chăng?
(Nguyên tác: Tàu đêm năm cũ, sáng tác của Trúc Phương)
Thật tình tôi không biết các tác giả khi nghe những đứa con tinh thần của mình bị vo tròn bóp méo như thế, họ có cảm giác gì, hay vui buồn lẫn lộn? Vui vì tác phẩm ấy thông dụng, được công chúng rộng rãi biết tới; buồn vì lời ca bị sửa bôi bác?
Người nghệ sĩ bị té xuống mương,
Ba ngày sau nổi lên sình chương
Sình thì sình nhưng vẫn cứ thương
Thương thì thương nhưng vẫn sình chương
(Lỡ chuyến đò, Anh Việt)
Hay:
Anh đưa em đi chùa
Chùa hôm nay có chuối
Anh đưa em đi chùa
Chùa hôm nay có xoài
Thầy lo nhắm mắt Nam mô
Anh lén đưa tay vồ chuối
Thầy lo nhắm mắt Nam mô
Anh lén đưa tay chụp xoài . .
(Rước tình về với quê hương, Hoàng Thi Thơ)
Hoặc:
Bài “Hòn vọng phu 1” của Lê Thương:
Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Vui ca xang rồi đi tiễn binh ngoài ngàn
Người đi ngoài vạn lý quan san
Người đứng chờ trong bóng cô đơn…
Phiên bản đã được chế biến:
Một – hai – ba thằng cha bán kẹo què giò
Một – hai – ba thằng cha bán kẹo què giò
Còn một giò đi kéo xe lôi
Còn một giò đi kéo xe lôi
Chẳng hiểu ai đó, nhưng không thể là những đứa trẻ kia, đã rảnh rang tới nỗi sửa lời gần như toàn bộ bài hát Con đường xưa em đi như vầy:
Con đường xưa em đi
nhà binh kéo dây chì (dây kẽm gai)
thế là em hết đi
Đưa nàng qua Tân Quy
xích lô nàng chẳng đi
Nàng đòi đi tắc xi
......
Em ơi! dù tốn bao nhiêu
dù phải hao tài
lòng này anh chẳng màng
Than ôi! khi hiểu ra rằng
Em chẳng thương chi
thì làm anh sạch túi
Con đường xưa em đi
giờ đây kéo dây chì
thế là anh hết đi....
Những lời nhạc chế từ những năm 60, 70 tuy lời lẽ không được thanh tao, trang nhã như văn chương bác học, nhưng đó cũng là một phần kỷ niệm làm nên những ký ức đẹp về tuổi thơ. Những đứa trẻ năm xưa nay đã trưởng thành hoặc đã trở thành những cụ ông, cụ bà đi chăng nữa, chắc chắn sẽ giữ mãi trong lòng những nhịp điệu ngày xanh của Sài gòn ngày tháng cũ, ngày chúng tôi còn thơ...
Chẳng hiểu ai đó, nhưng không thể là những đứa trẻ kia, đã rảnh rang tới nỗi sửa lời gần như toàn bộ bài hát Con đường xưa em đi như vầy:
Con đường xưa em đi
nhà binh kéo dây chì (dây kẽm gai)
thế là em hết đi
Đưa nàng qua Tân Quy
xích lô nàng chẳng đi
Nàng đòi đi tắc xi
......
Em ơi! dù tốn bao nhiêu
dù phải hao tài
lòng này anh chẳng màng
Than ôi! khi hiểu ra rằng
Em chẳng thương chi
thì làm anh sạch túi
Con đường xưa em đi
giờ đây kéo dây chì
thế là anh hết đi....
Những lời nhạc chế từ những năm 60, 70 tuy lời lẽ không được thanh tao, trang nhã như văn chương bác học, nhưng đó cũng là một phần kỷ niệm làm nên những ký ức đẹp về tuổi thơ. Những đứa trẻ năm xưa nay đã trưởng thành hoặc đã trở thành những cụ ông, cụ bà đi chăng nữa, chắc chắn sẽ giữ mãi trong lòng những nhịp điệu ngày xanh của Sài gòn ngày tháng cũ, ngày chúng tôi còn thơ...
Trần Thị Phương Lan
(Bút nhóm Hoa Nắng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét