48. LÒNG NGHĨA HIỆP
(Câu chuyện hàng tháng)
Trưa nay, thầy giáo đã dẫn chúng tôi ra dinh ông Quận Trưởng để dự lễ
gắn "Công dân giá trị bội tinh" cho một cậu bé đã cứu bạn thoát chết
đuối ở sông Bô-Hà (1).
Một lá cờ tam tài lớn bay phất phới ở bao lơn công thự.
Chúng tôi vào sân, trong ấy đã có đông người. Trong cùng tôi trông thấy một cái bàn kê ở giữa phủ thảm đỏ, đằng sau có một dãy ghế bành thiếp vàng là chỗ ông Quận Trưởng và các ông hội viên ngồi. Ngoài sân, một bên là toán lính đứng bồng súng, một bên là ban nhạc. Học trò và thầy giáo các trường đều có mặt. Ngoài ra lại có một số đông các bà, các ông, các sĩ quan, những dân quê và trẻ con đứng quây quần tựa hồ như trong một rạp hát lớn vậy.
Bỗng dưng có tiếng vỗ tay nổ ran từ ngoài cửa vào trong sân. Tôi kiễng chân lên xem thấy mọi người giạt ra nhường lối cho một người đàn bà và một người đàn ông dắt tay một cậu bé tiến vào. Cậu bé ấy là người đã cứu bạn.
Người đàn ông kia là cha cậu, làm thợ nề, ăn mặc như ngày Tết ; người đàn bà mẹ cậu, người nhỏ nhắn vận áo chùng thâm ; còn cậu bé, da trắng tóc vàng, mặc áo mùi tro.
Trông thấy đông người và nghe tiếng vỗ tay rầm rập, cả ba đều bối rối, không bước được nữa và không dám nhìn ai. Một viên thừa phát lại phải chạy đến đưa vào. Cha mẹ cậu đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn vào bàn. Cậu bé đứng cạnh, mũ cầm tay.
Bỗng có tiếng hô lớn :
- Nghiêm !
Hai hàng lính vừa đứng chỉnh tề thì ông Quận Trưởng ngang lưng thắt dải tam tài, đi vào, có nhiều quan chức khác theo sau. Ngài đứng trước bàn, các viên tùy tùng theo ngôi thứ đứng hai bên. Ban nhạc cử hết bài, ông Quận Trưởng ra hiệu mọi người im lặng.
Ông bắt đầu nói. Đoạn đầu tôi không nghe rõ, nhưng đoán là ông kể lại việc làm của cậu bé.
Dần dần ông cất cao giọng, những người ở ngoài sân đều nghe rõ ông nói :
- ... Đứng trên bờ, trông thấy bạn nhấp nhô theo sóng, sắp làm
mồi cho Thủy thần, cậu vội vứt quần áo chạy xuống. Người ta kêu :"Sâu
đấy ! Xuống thì chết !". Cậu không trả lời. Người ta giữ cậu lại, cậu
đẩy mọi người ra. Người ta gọi giật cậu lại, cậu đã nhảy xuống nước rồi.
Sông to, sóng cả, nguy hiểm vô cùng ! Người lớn trông thấy cũng phải sờn
lòng thế mà cậu đem hết sức của tấm thân bé nhỏ để phấn đấu với tử thần.
Cậu bơi theo và nắm kịp nạn nhân bấy giờ đã đuối sức và đành cho ngọn
nước cuốn đi. Cậu một tay cắp lấy nạn nhân giơ lên, một tay hăng hái bơi
vào. Nước ngược sóng to ! Nhiều lần cậu đã bị chìm rồi lại cố ngoi lên
được. Sau bao nhiêu phút hồi hộp và lo lắng của những kẻ đứng trông cậu
kéo được nạn nhân vào bờ. Rồi cậu lại hiệp lực cùng mọi người để cứu
chữa, không bao lâu nạn nhân được hồi tỉnh.
Xong, cậu im lặng và một mình thong thả về nhà.
Thưa các ngài, cái hào khí của con người ta bao giờ cũng đẹp và đáng kính ; nhưng cái hào khí ấy ở một đứa trẻ chưa có óc hiếu danh hay vụ lợi, ở một đứa trẻ sức yếu mà gan to, ở một đứa trẻ chưa phải bó buộc làm những bổn phận quá cao ấy, ở một đứa trẻ nếu nó chỉ hiểu nghĩa vụ phải hy sinh và không đủ sức thực hành cũng đã đủ khiến ta đáng quí, đáng khen, cái hào khí ở một đứa trẻ như thế, thực là tuyệt đỉnh ! Thưa các ngài ! Tôi không nói thêm gì nữa, vì đối với một việc lớn lao như vậy, bao nhiêu lời khen cũng là thừa.
Cái người có thủ đoạn anh hùng ấy, cái người có lòng nghĩa hiệp ấy, thưa các ngài, đây ! Hỡi các binh sĩ ! Các người hãy chào y như một người em. Hỡi các bà mẹ ! Các bà hãy cầu phúc cho y như một người con. Hỡi các học sinh ! Các con hãy nhớ lấy tên y, hãy ghi lấy cái nghĩa cử ấy vào tim óc các con.
Con ơi! Đứng gần lại đây ! Khâm phụng Hoàng đế nước Ý, ta trao cho con tấm "Công dân giá trị" này !
Tiếng hoan hô vang động một khu trời. Ông Quận Trưởng cầm tấm bội tinh trên bàn đính vào ngực cậu bé, xong hôn cậu ba, bốn lần.
Sau khi bắt tay cha cậu và mẹ cậu, ông Quận Trưởng cầm đạo sắc lệnh về tấm huy chương ấy trao cho mẹ cậu và quay lại nói với cậu :
- Ta mong rằng cái ngày rất vẻ vang cho con, cái ngày rất sung sướng cho cha mẹ con này sẽ duy trì con trên con đường đạo đức và danh dự mãi mãi. Chào con !
Nói xong, ông Quận Trưởng trở ra giữa những tiếng kèn hùng tráng.
Ai cũng tưởng đến đây là hết. Hốt nhiên, đám công chúng ở ngoài đều rẽ ra mở lối cho một cậu bé độ 8, 9 tuổi chạy vào ôm lấy em bé vừa được Bội tinh.
Tiếng vỗ tay và tiếng reo lại nổi lên khắp sân. Mọi người đều hiểu đó là em bé bị nạn vào cảm ơn người đã cứu mình.
Khi hai em dắt nhau ra, một trận mưa hoa ở bao lơn rơi xuống như trăm nghìn con bướm bay mừng !
---------------
(1) Pô.
Một lá cờ tam tài lớn bay phất phới ở bao lơn công thự.
Chúng tôi vào sân, trong ấy đã có đông người. Trong cùng tôi trông thấy một cái bàn kê ở giữa phủ thảm đỏ, đằng sau có một dãy ghế bành thiếp vàng là chỗ ông Quận Trưởng và các ông hội viên ngồi. Ngoài sân, một bên là toán lính đứng bồng súng, một bên là ban nhạc. Học trò và thầy giáo các trường đều có mặt. Ngoài ra lại có một số đông các bà, các ông, các sĩ quan, những dân quê và trẻ con đứng quây quần tựa hồ như trong một rạp hát lớn vậy.
Bỗng dưng có tiếng vỗ tay nổ ran từ ngoài cửa vào trong sân. Tôi kiễng chân lên xem thấy mọi người giạt ra nhường lối cho một người đàn bà và một người đàn ông dắt tay một cậu bé tiến vào. Cậu bé ấy là người đã cứu bạn.
Người đàn ông kia là cha cậu, làm thợ nề, ăn mặc như ngày Tết ; người đàn bà mẹ cậu, người nhỏ nhắn vận áo chùng thâm ; còn cậu bé, da trắng tóc vàng, mặc áo mùi tro.
Trông thấy đông người và nghe tiếng vỗ tay rầm rập, cả ba đều bối rối, không bước được nữa và không dám nhìn ai. Một viên thừa phát lại phải chạy đến đưa vào. Cha mẹ cậu đứng nghiêm chỉnh, mắt nhìn vào bàn. Cậu bé đứng cạnh, mũ cầm tay.
Bỗng có tiếng hô lớn :
- Nghiêm !
Hai hàng lính vừa đứng chỉnh tề thì ông Quận Trưởng ngang lưng thắt dải tam tài, đi vào, có nhiều quan chức khác theo sau. Ngài đứng trước bàn, các viên tùy tùng theo ngôi thứ đứng hai bên. Ban nhạc cử hết bài, ông Quận Trưởng ra hiệu mọi người im lặng.
Ông bắt đầu nói. Đoạn đầu tôi không nghe rõ, nhưng đoán là ông kể lại việc làm của cậu bé.
Dần dần ông cất cao giọng, những người ở ngoài sân đều nghe rõ ông nói :
Xong, cậu im lặng và một mình thong thả về nhà.
Thưa các ngài, cái hào khí của con người ta bao giờ cũng đẹp và đáng kính ; nhưng cái hào khí ấy ở một đứa trẻ chưa có óc hiếu danh hay vụ lợi, ở một đứa trẻ sức yếu mà gan to, ở một đứa trẻ chưa phải bó buộc làm những bổn phận quá cao ấy, ở một đứa trẻ nếu nó chỉ hiểu nghĩa vụ phải hy sinh và không đủ sức thực hành cũng đã đủ khiến ta đáng quí, đáng khen, cái hào khí ở một đứa trẻ như thế, thực là tuyệt đỉnh ! Thưa các ngài ! Tôi không nói thêm gì nữa, vì đối với một việc lớn lao như vậy, bao nhiêu lời khen cũng là thừa.
Cái người có thủ đoạn anh hùng ấy, cái người có lòng nghĩa hiệp ấy, thưa các ngài, đây ! Hỡi các binh sĩ ! Các người hãy chào y như một người em. Hỡi các bà mẹ ! Các bà hãy cầu phúc cho y như một người con. Hỡi các học sinh ! Các con hãy nhớ lấy tên y, hãy ghi lấy cái nghĩa cử ấy vào tim óc các con.
Con ơi! Đứng gần lại đây ! Khâm phụng Hoàng đế nước Ý, ta trao cho con tấm "Công dân giá trị" này !
Tiếng hoan hô vang động một khu trời. Ông Quận Trưởng cầm tấm bội tinh trên bàn đính vào ngực cậu bé, xong hôn cậu ba, bốn lần.
Sau khi bắt tay cha cậu và mẹ cậu, ông Quận Trưởng cầm đạo sắc lệnh về tấm huy chương ấy trao cho mẹ cậu và quay lại nói với cậu :
- Ta mong rằng cái ngày rất vẻ vang cho con, cái ngày rất sung sướng cho cha mẹ con này sẽ duy trì con trên con đường đạo đức và danh dự mãi mãi. Chào con !
Nói xong, ông Quận Trưởng trở ra giữa những tiếng kèn hùng tráng.
Ai cũng tưởng đến đây là hết. Hốt nhiên, đám công chúng ở ngoài đều rẽ ra mở lối cho một cậu bé độ 8, 9 tuổi chạy vào ôm lấy em bé vừa được Bội tinh.
Tiếng vỗ tay và tiếng reo lại nổi lên khắp sân. Mọi người đều hiểu đó là em bé bị nạn vào cảm ơn người đã cứu mình.
Khi hai em dắt nhau ra, một trận mưa hoa ở bao lơn rơi xuống như trăm nghìn con bướm bay mừng !
---------------
(1) Pô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét