Chinh Phụ Ca - Phạm Duy...
Khi Nhạc Sĩ Phạm Duy bước vào
tuổi thanh niên, cuộc thế chiến thứ hai mới vừa kết thúc (1945) và chế
độ thực dân pháp tại Việt Nam đang lung lay tận gốc. Người Việt Nam đã
quyết liệt chiến đấu để dành lại độc lập và tự do cho đất nước. Cùng với
những nhạc sĩ trẻ đương thời như Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Đỗ
Nhuận..v..v.. nhạc sĩ Phạm Duy đã viết những bài hùng ca để kích thích ,
cổ võ và ngợi ca tầng lớp trai trẻ đang lên đường vì sông núi...
Trong thời chống Pháp, có một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy nói về tình
phu thê mà chỉ trong vòng vài câu đầu của bài hát đã làm tôi xúc động vô
cùng:
"Từ chàng ra đi
lưng khoác chiến y,
Và hồn nương bóng quốc kỳ.
Nàng ngừng con thoi,
có khi nhớ chàng.
Có muốn gì đâu, lệ thắm tơ vàng."
"Có muốn gì đâu" theo tôi là một cách khắc họa tâm trạng rất đẹp và sâu
của tác giả, nó gợi lên một nỗi buồn thương dồn nén vào bên trong trái
tim, không cần thốt ra bằng lời mà vẫn làm người nghe thổn thức và lắng
lòng lại rất nhiều. Và, nỗi đau đó chỉ vỏn vẹn thể hiện ra bên ngoài
bằng những giọt nước mắt rất nhỏ, chỉ đủ để "thắm tơ vàng mà thôi"...Có
những nỗi buồn mà chúng ta không cần phải khóc thét lên, phải không?
Còn với người chinh phu thì trên chiến trường xa, chàng vẫn không quên được hình ảnh người vợ hiền :
"Chàng ngồi trên yên
mơ bóng dáng em.
Mịt mù sau đám khói tên,
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm,
Không sao giấu đôi lệ hiền..."
mơ bóng dáng em.
Mịt mù sau đám khói tên,
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm,
Không sao giấu đôi lệ hiền..."
Tan trận chiến, chàng nhìn sau đám khói tên mịt mù kia, sau những tang
thương kia mà tìm bóng dáng em, mà mơ bóng dáng em. Chẳng biết liệu
chinh chiến tan rồi, ta còn gặp lại được em hay không? Thế rồi "Bâng
khuâng mắt nhìn tay kiếm", chàng dặn lòng phải mạnh mẽ lên, phải dũng
mãnh như thanh kiếm sắc lạnh kia... Thế mà chàng vẫn "Không sao giấu đôi
lệ hiền..." Một hình ảnh quá đẹp và xúc động, lòng tôi bỗng thấy buồn
theo bài hát...
(Nguồn : Lãng Du Ca)
Nghe bài hát Chinh Phụ Ca, mời bấm dưới đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét